Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Vẻ đẹp của con người là gì

Sắc đẹp tùy thuộc đôi mắt của người nhìn (beauty is in the eyes of the beholder). Câu nói đó cho thấy quan niệm về cái đẹp và sự đánh giá sắc đẹp phức tạp chừng nào. Thế mà sắc đẹp lại là mục đích tối thượng của giải phẫu thẫm mỹ. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về giải phẫu thẩm mỹ, ta hãy luận bàn thống nhất với nhau một số quan niệm và tiêu chí về cái đẹp nói chung và sắc đẹp nói riêng.

Cái đẹp thuộc phạm trù Mỹ học (Aesthetic, Esthétique) và là đối tượng của mỹ học, một ngành khoa học nghiên cứu về cái đẹp, về sự phản ánh và sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp là vẽ đẹp của sự cân đối hài hòa của mọi sự vật trong thế giới chúng ta đang sống, mang lại cho chúng ta những xúc cảm thẫm mỹ, sự thích thú khi nhìn ngắm và chiêm nghiệm về sự vật. Như vậy cái đẹp không chỉ bao gồm vẻ đẹp hình thức của những sự vật quanh ta, mà còn là vẻ đẹp thẩm mỹ trong đời sống tinh thần, tâm linh như là vẻ đẹp trong hành vi, phong tục tập quán của các nền văn hóa, là vẻ đẹp trong các lĩnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội như trong văn chương nghệ thuật

Cái đẹp là một khái niệm rộng lớn, nó rộng lớn như là toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con người, như là chính con người và thế giới mà trong đó con người đang sống, và hơn thế nữa nó tồn tại khách quan trong cái mênh mông vô biên của vũ trụ và trong chiều dài vô cùng vô tận của thời gian. Trong phạm vi đời sống con người, cái đẹp tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, cùng với những mặt đối lập khác của sự vật, như là những mặt cắt khác nhau của một khối kim cương.

Cái đẹp vừa là mục đích vừa là cứu cánh của con người trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển. Con người đã tự nâng mình lên, làm phong phú đời sống tinh thần bằng cách sáng tạo ra những phương tiện nghệ thuật với đối tượng chính là cái đẹp, lấy cảm hứng từ cái đẹp, ngợi ca cái đẹp của thế giới, của đời sống và của chính con người.

1/ KHÁI NIỆM VỀ SẮC ĐẸP:

Trong sự rộng lớn của phạm trù cái đẹp, ta hãy tự giới hạn việc bàn luận trong phạm vi sắc đẹp, cụ thể là nhan sắc của con người, là vẻ đẹp nhìn thấy được, vẻ đẹp ngoại hình Phạm vi sắc đẹp này chính là đối tượng, mục tiêu của giải phẫu thẫm mỹ. Vậy, sắc đẹp là từ dùng để chỉ chung vẻ đẹp của cả phụ nữ và đàn ông.

Muốn được sinh ra là đẹp và ngày càng đẹp hơn, là khát vọng chính đáng và hết sức nhân bản của mỗi con người trên thế gian này. Con người luôn luôn hướng tới cái đẹp và tranh thủ mọi lúc, mọi nơi dể làm cho mình đẹp hơn lên trong mắt những người xung quanh.

Khái niệm về cái đẹp nói chung và sắc đẹp nói riêng hết sức đa dạng và không phải là bất biến mà luôn luôn thay đổi. Nhận thức của mỗi người về cái đẹp nói chung cũng như sắc đẹp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Nòi giống di truyền

- Nguồn gốc dân tộc

- Vùng lãnh thổ địa lý

- Nền văn hóa

- Môi trường xã hội

- Hoàn cảnh gia đình

- Trình độ học vấn

- Tuổi tác

- Thời đại đang sống

- Sự giao lưu văn hóa xã hội của cá nhân với xã hội và với thế giới.

- Những tố chất bẩm sinhv.v

Chính vì vậy, quan niệm sắc đẹp của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc khác nhau. Từ đó, dẫn đén sự khác nhau về trang phục, đồ trang sức, cách trang điểm.v.v

Những đồ trang sức với lỉnh kỉnh vòng khoen trên cổ, trên tai, xuyên môi, xuyên lưỡi của những người đẹp thổ dân Phi Châu chưa chắc sẽ được các cô gái Âu Châu bắt chước sử dụng. Vóc dáng, dung nhan của những cô gái được coi là biểu tượng tình dục (sex symbol) với những bộ ngực vĩ đại từng hớp hồn cánh đàn ông phương Tây cũng chưa chắc đã có ép-phê (effet) với các đấng nam nhi Châu Á. Ngay cả những ngôi sao Hollywood, thậm chí từng được giới truyền thông Mỹ suy tôn là người đẹp nhất thế giới ở các thời kỳ khác nhau, cũng chỉ là vẻ đẹp được nhìn nhận theo sở thích Mỹ, văn hóa Mỹ mà thôi.

Tất nhiên trong thực tế mọi chuyện vẫn bị chi phối bởi một qui luật lịch sử: những nền văn hóa lớn hơn luôn có sức mạnh chi phối, thậm chí áp đặt những quan niệm, những tiêu chuẩn của mình lên những nền văn hóa khác. Tuy nhiên dĩ hòa vi quí là một khả năng đáng quí của con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển. Sự lấn lướt bề trên ấy nếu ở những mức độ chấp nhận được thì không đưa đến sự phản kháng mà là dung hòa thậm chí được tiếp nhận trên tinh thần xây dựng một thế giới đa dạng về văn hóa. Chẳng hạn việc người Mỹ cứ tự nhiên tung hô những mẫu cô đào Hollywood của họ là những người đẹp nhất thế giới mà cũng chẳng có ai phản đối chính là biểu hiện tinh thần dĩ hòa vi quí của các cộng đồng văn hóa khác, như đã nói ở trên.

Sắc đẹp không chỉ phụ thuộc vào không gian địa lý và môi trường văn hóa truyền thống mà còn thay đổi theo thời gian, theo đặc điểm lịch sử của từng thời đại. Ngay ở đất nước chúng ta, vẻ đẹp của người phụ nữ những năm đầu thế kỷ có lẽ không phải là hình mẫu cho các người đẹp bây giờ noi theo. Với những người yêu thích thời trang, chạy theo mode thì mọi sự lại còn xoay như chong chóng, thay đổi theo từng năm, từng mùa, từng tháng

Khi sáng tạo ra vẻ đẹp của con người, tạo hóa kỳ diệu ở chỗ, đã làm cho tất cả con người được sinh ra trên thế gian này không bao giờ có hai cá thể người hoàn toàn giống nhau, kể cả những người sinh đôi, sinh ba Họ bao giờ cũng có sự khác nhau, cũng có một cái gì đó để phân biệt người này với người khác. Tuy thế giữa những nhóm người lại có những đặc điểm chung nào đó cho phép người ta nhận ra được những người cùng cha mẹ, cùng gia đình, cùng dòng họ, cùng dân tộc, cùng lãnh thổ, cùng nề văn hóa, cùng những điều kiện xã hội và cùng thời đại với nhau v.v Đó là phép nhiệm màu của tự nhiên, làm cho xã hội loài người trở nên phong phú đa dạng, đáng yêu và đáng sống biết bao nhiêu. Sự đa dạng đó tạo ra nhiều điều kỳ diệu của lịch sử và xã hội loài người nhưng cũng gây ra những phức tạp khó khăn khi muốn tìm tiếng nói chung cho nhân loại về một vấn đè nào đó.

Thé thì liệu có thể có một khái niệm nào, tiêu chí nào về cái đẹp, về sắc đẹp, mà các cộng đồng dân tộc khác nhau trên thế giới có thể hiểu chung, có thể chia sẻ và đồng cảm với nhau hay không.

Chắc chắn là có thể được, dù chỉ là ở mức độ tương đối,do sự nhường nhịn mang tính cộng sinh, tính dĩ hòa vi quí của con người trên thế gian như ta đã nói ở trên. Chính nhờ vậy mà trên thế giới hàng năm đã diễn ra rất nhiều những cuộc thi sắc đẹp, để nhân loại có thể tìm ra mẫu số chung của sắc đẹp, nhằm tôn vinh sắc đẹp của con người.

II/ NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SẮC ĐẸP:

Như đã trình bày ở trên, việc đánh giá sắc đẹp của con người là hết sức khó khăn phức tạp do nhiều lý do. Tuy nhiên người ta đã cố gắng tìm ra những nguyên tắc chung, những tiêu chí, những thang điểm làm thước đo chung.

Trước hết phải thống nhất rằng sắc đẹp của một người được đánh giá dựa trên hai phương diện: những yếu tố không đo được (chỉ đánh giá thông qua sự cảm nhận) và những yếu tố đo được bằng sự cân đong đo đếm.

1/ Những yếu tố mô tả, không đo được (somattoscopie):

Đây là vẻ đẹp hình thể của con người mà chỉ có thể nhận biết được bằng trực giác, bằng sự trải nghiệm tinh tế của mỗi cá nhân người nhìn. Đây chính là những yếu tố quan trọng của sắc đẹp. Nhất là đối với người phương Đông như người Việt Nam chúng ta, sắc đẹp của một người nào đó được đánh giá tùy thuộc rất nhiều vào những gì khó tả như cái duyên, dáng yêu kiều, vẻ mặn mà ưa nhìn v.v Đây cũng là những yếu tố dễ gây tranh cãi vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm nhận riêng của bản thân người đánh giá. Người ta chỉ có thể tìm được tiếng nói chung tạm thời nhờ vào sự dung hòa những quan điểm chung nhất mà các cộng đồng dân tộc trên thế giới có thể chấp nhận, và đặc biệt lưu ý nhấn mạnh những đặc điểm riêng theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta.

a/ Dáng người: Đây là nét chung, tổng quát chung về một người nào đó, đập vào mắt người nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên Dáng người là ấn tượng đầu tiên của một hình thể. Người Việt Nam vẫn quan niệm nhất dáng nhì da. Như vậy đủ biết dáng người có tầm quan trọng hết sức lớn lao, thậm chí là quan trọng số một trong toàn bộ các vẻ đẹp của con người. Dáng người bao hàm nhiều yếu tố khi đánh giá. Đó là: Người đó cao hay thấp, béo mập hay gầy ốm, tay chân thẳng hay cong và dài hay ngắn so với có thể, người có thon thả hay không? V.v Một điểm quan trọng là dáng người có cân đối, có thắt đáy lưng ong không? (Những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chuộng lại khéo nuôi con). Dáng người được coi là đẹp khi có thể mô tả bằng cách hình dung từ: khi đứng thì cao ráo, thon thả, sang trọng, khi đi thì mềm mại, uyể chuyển, nhẹ nhàng, bước chân quí phái, kiêu sa v.v

b/ Làn da: Đây là yếu tố sắc đẹp đứng hàng thứ hai. Đây cũng là quan niệm có cơ sở có khoa học. Da không chỉ là cơ quan che phủ bảo vệ cơ thể, mà còn có nhiều chức năng sinh lý khác, như là tấm gương phản ánh hoạt động sinh lý bên trong cơ thể, phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn thân. Một người trẻ trung khỏe mạnh thì da mịn màng hồng hào, một người ốm yếu bệnh tật thì da nhợt nhạt xanh xao Khi nói về cái đẹp của làn da người ta không chú trọng nhiều tới màu da, vì màu da của mỗi chủng tộc thì khác nhau và có những người thuộc chủng tộc này lại thích có được màu da mà mình không có (người da đen, da vàng thích có da trắng, nhưng người da trắng lại thích có da nâu cháy nắng mặt trời). Nói chung, một làn da đẹp phải là làn da tươi trẻ, màng đầy mịn màng, hồng hào sắc diện, không có những biểu hiện bệnh lý hay lão hóa, không nhăn nheo xanh xao, nhợt nhạt (trắng thì phải trắng hồng, mà đen thì phải đen giòn, căng tràn nhựa sống)

c/ Khuôn mặt: Theo luật xa gần như trong điện ảnh và hội họa, sau tổng thể dáng người và nước da là khuôn mặt. Trong cách nhìn nhận về sắc đẹp, khuôn mặt đối với người phương Đông quan trọng hơn với người phương Tây, điều quan trọng là khuôn mặt phải gây ấn tượng và thể hiện sự mạnh mẽ về cá tính và thể chất. Còn với người phương Đông thì theo quan niệm chung một khuôn mặt phụ nữ đẹp là khuôn mặt cân đối, đầy đặn mà thanh tú với mắt đen láy, lông mày cong lá liễu, mũi thẳng dọc dừa, miệng nhỏ, môi cắn chỉ, camwfcher, má lúm đồng tiền Nhưng điều quan trọng hơn là khuôn mặt phải tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp không chỉ là lôi cuốn về thể chất, nghiêng về sự gợi cảm tính dục như kiểu phương Tây, mà là nét đẹp đầy nữ tính, thuần khiết kiểu Á Đông: đẹp thùy mị đoan trang, như vẻ đẹp của chị em nàng Kiều của Nguyễn Du: khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, hoa cười ngọc thốt đoan trang.

d/ Nét duyên: Nét duyên, cái duyên của người con gái, nguoif phụ nữ là một cái gì rất khó mô tả, rất khó gọi tên, nhưng ai cũng có thể nhận biết sự hiện diện của nó. Cái duyên vô cùng quan trọng đối với người Á Đông, người Việt Nam khi đânhs giá nhan sắc của một người, nhất là phụ nữ. Cái duyên quan trọng đến mức, một người phụ nữ dù có một dáng vẻ hình thức đệp đến đâumà thiếu cái duyên thì cũng sẽ bị coi là vô duyên. Chữ vô duyên hàm một ý nghĩa chê bai nặng nề với nguoiwfphuj nữ. Một người có ngoại hình dù kém đệp mà có duyên vẫn được mọi người dành cho nhiều cảm tình hơn một người đẹp mà ít duyên. Nét duyên của một người được tạo nên bởi nhiều yếu tố như dáng người, khuôn mặt, giọng nói, tiến cười, dáng đi, tướng đứng v.v Những yếu tố này không thể tách rời nhau và cũng khó mà tách bạch cái nào la quan trọng hơn. Nó là một tổng thể hài hòa trong một con người, tạo nên ấn tượn đẹp với người xung quanh, lưu giữ được cảm tình của mọi người. Mặt khác, nét duyên của một người có thể dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có người có nét duyên kín đáo mà thoạt nhìn khó thấy nhưng càng tiếp xúc lâu càng làm cho người khác yêu mến và ngưỡng mộ. Khi một người phụ nữ được mọi người chung quanh nhận xét là có duyên thì đó là lời khên tặng hết sức quý giá, ngắn gọn mà đủ nghĩa, hàm chứa những gì đẹp đẽ, dễ thương nhất cho nhan sắc của một người.

2/ Những yếu tố đo được (Somatométric):

Đây là những yếu tố về mặt thể chất của sắc đẹp con người, có thể xác định bằng cách đo khám cụ thể. Nó là những dữ liệu mang tính khoa học, chính xác khách quan và giúp cho việc thống nhất nhận định về đặc điểm kích thước sinh học củ cơ thể một người. Những số đo này thể hiện hình dáng khối lượng cơ thể, cho thấy sự phát triển sinh lý của cơ thể với tất cả những ưu điểm cũng như những khuyết điểm, giúp ta có thể nhận định đánh giá sắc đẹp tổng thể một cách chính xác. Mọi người cũng cần có những hiểu biết nhất định về những số đo này để có thể tự đánh giá bản thân, để tự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi nhất cho sắc đẹp của mình, đống thời có thể nhận xét vẻ đẹp của người khác một cách xác đáng. Đặc biệt là với những người hành nghề săn sóc thẫm mỹ, nhất là với các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ càng đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm, tiêu chí sinh học và giải phẫu của cơ thể, và phải có năng lực thẫm mỹ cao để có thể cảm thụ tinh tế vẻ đẹp của con người, từ đó mới có thể đánh giá chính xác những gì cần làm và những gì có thể làm đặng giúp cho khách hàng có được vể đẹp hoàn mỹ hơn. Thiếu khả năng thiên phú đó thì người hành nghề dịch vụ thẫm mỹ không thẻ thành công trong nghề nghiệp.

a) Nguyên tắc chung:

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đo các chỉ số kích thước cơ thể. Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi đánh giá kết quả đo đạc để đưa ra những kết luận về thẫm mỹ, mỗi tác giả cũng có những lý lẽ riêng, đôi khi tùy thuộc vào chủng tộc và hệ thống văn hóa của đối tượng được đo và hệ thống vặn hóa của đối tượng được đo và cả của người làm nhiệm vụ đo.

Các phương pháp đo đều nhằm xác định kích thước, độ dài, độ lớn, khối lượng của các bộ phận cơ thể như độ dài xương, độ lớn của cơ bắp, đường cong, thể trọng v.v

Ở đây xin giới thiệu một phương pháp đo phổ biến hiện nay trên trhees giới là phương pháp Rudolfmatric và các nguyên tắc đo đạc dựa theo qui định của Hội quốc tế về khảo cổ học và Nhân trác học.

b) Nội dung đo:

Các điểm mốc: Việc đo đạc thường dựa vào các điểm mốc là các điểm lồi của đầu xương, các khớp xương, các nếp làn da, các điểm tiếp giáp các đường cong v.v

- Tư thế đo: Thường phải đo ở tư thế đứng thẳng. Ngoài ra khi xác định chiều cao từng phần cơ thể còn phải đo ở tư thế ngồi và đo gián tiếp giảm trừ lẫn nhau giữa các phần cơ thể. Cũng phải đo đối xứng cả 2 bên thân người để đánh giá sự phát triển bình thường và sự cân đối của cơ thể.

Đo vùng - đầu - mặt - cổ:

Trong nghiên cứu về nhân trác học, hình thái hoc người ta đo đạc rất chi tiết kích thước từng cơ quan bộ phận của cơ thể và khoảng cách chi tiết giữa các bộ phận.

Nhưng ở đây chúng ta chỉ cần biết đến những số đo chính, có ý nghĩa quan trọng về mặt thẩm mỹ trong việc đánh giá sắc đẹp.

  1. Khoảng cách 2 điểm đầu trong chân mày
  2. Khoảng cách 2 điểm đầu ngoài chân mày
  3. Khoảng cách 2 tai
  4. Khoảng cách 2 góc mắt trong
  5. Chiều dài của 2 mắt
  6. Khoảng cách 2 góc hàm
  7. Khoảng cách 2 khóe miệng (độ rộng của miệng)
  8. Chiều dài của sống mũi
  9. Chiều cao của đầu mũi
  10. Khoảng cách 2 chân cánh mũi
  11. Bề dày của môi
  12. Độ dài của càm tính từ điểm dưới miệng
  13. Chiều dài vành tai
  14. Đo góc giữa chân sống mũi và trán
  15. Đo góc giữa mũi và môi trên
  16. Đo chiều dài của đầu từ đỉnh đầu đến đỉnh cằm
  17. Đo chiều dài từ mặt từ chân tóc đến đỉnh cằm
  18. Đo vòng tròn của đầu ở điểm đi qua chân mày và điểm đi qua tai.
  19. Đo khoảng cách 2 gò má
  20. Đo và so sánh kích thước và khoảng cách các cơ quan bộ phận trên khuôn mặt.

Đo thân người:

  1. Chiều cao đứng: Là chiều cao thân người từ đỉnh đầu đến gót chân (sát mặt đất). Khi đo phải đứng thẳng người, 2 tay buông xuôi, sao cho 3 điểm gáy mông gót chân phải nằm trên một đường thẳng.
  2. Chiều cao ngồi: Đo ở tư thế ngồi thoải mái, lưng thẳng.
  3. Độ dài cánh tay: Đo từ điểm nhô đầu vai tới điểm mút ngón tay giữa.
  4. Chiều dài của cánh tay trên: Từ mỏm đầu vai đến mỏm khuỷu tay (cùi chỏ)
  5. Chiều dài cánh tay dưới (cẳng tay): Từ lằn khuỷu tay đến mắt cá tay.
  6. Chiều dài chân: từ mỏm gai xương chậu tới mắt cá chân.
  7. Vòng cổ: Chiều dài vòng cổ ngang qua yết hầu.
  8. Chiều rộng vai: là khoảng cách 2 mỏm cùng vai 2 bên.
  9. Vòng ngực 1: Đo vòng tròn ngực đi qua nền nách.
  10. Vòng ngực 2:đường vòng tròn ngực đi qua điểm nhô cao nhất của ngực (ở phụ nữ có thể là điểm đi qua 2 đỉnh vú núm vú với điều kiện vú dứng gọn, không bị chảy xệ).
  11. Vòng ngực 3: Đường vòng ngực đi qua nếp lằn dưới vú.
  12. Khoảng cách 2 núm vú.
  13. Vòng eo: Vòng tròn bụng nơi bụng nhỏ nhất, thường nằm trong khoảng giữa rốn và gai xương chậu.
  14. Vòng mông: Vòng tròn đi qua điểm nhô cao nhất của 2 mông.
  15. Chiều ngang xương chậu: Đi qua nơi rộng nhất của xương chậu.
  16. Chiều dày mông: Đường thẳng đối chiếu từ đỉnh mông phía sau với điểm trước bụng dưới.
  17. Chiều dày ngực: Đường thẳng đối chiếu từ điểm cao nhất của ngực ( ở phụ nữ là điểm đầu núm vú nếu vú chưa bị chảy xệ), đến điểm tương ứng sau lưng.
  18. Vòng đùi: đo vòng đùi nơi đùi lớn nhất.
  19. Vòng cẳng chân: Đo nơi to nhất của bắp chân.
  20. Độ cao của vú: Đo từ điểm nền ngực chân vú tới đỉnh núm vú trong tư thế vú đứng, không chảy xệ.
  21. Cân nặng: Cân lúc đói, chỉ mặc quần áo lót mỏng nhẹ và cân 3 lần với sai số các lần không quá 50g.

(Còn tiếp)

BS CAO NGỌC BÍCH

Video liên quan

Đăng nhận xét