Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Trẻ sốt có nên tắm không

Nhiều ông bà, bố mẹ lâu nay vẫn cho rằng không nên tắm cho trẻ khi bị sốt. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm. Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, tắm cho bé cũng góp phần hạ sốt và tránh các tai biến ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ nhưng cần biết tắm cho trẻ đúng kỹ thuật.
sakura

Lợi ích của việc tắm cho trẻ khi bị sốt

Trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm thì kiêng tắm. Thậm chí một số gia đình còn chùm, quấn trẻ quá kĩ khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng. Khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ...

Việc tắm là một trong những cách giúp hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi.

Phương pháp tắm cho trẻ khi bị sốt

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ trước khi tắm để chuẩn bị các bước tiếp theo hợp lý cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm
  • Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
  • Pha nước tắm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2oC và phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ của nước, phương pháp tắm, thì tốt nhất bố mẹ không nên tắm cho trẻ bị sốt mà chỉ nên lau người, cổ, nách, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
Nhiệt độ nước tắm cần duy trì ổn định trong suốt thời gian tắm
Nhiệt độ nước tắm cần duy trì ổn định trong suốt thời gian tắm

Bước 3: Tắm cho trẻ
  • Dùng khăn mềm ẩm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy của trẻ.
  • Gội đầu thật nhanh cho trẻ. Sau đó lấy khăn lau khô vùng đầu của trẻ.
  • Cho trẻ ngồi trong chậu tắm hoặc bổn tắm hoặc dùng vòi hoa sen để dội nước lên người trẻ. Sau khi tắm lau khô người và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.

Một số lưu ý tắm cho trẻ khi bị sốt

  • Không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm hợp lý là 5 phút
  • Thời điểm tắm thích hợp: nếu vào mùa đông thì nên tắm cho bé vào buổi sáng là 9 - 11h, buổi chiều từ 15 - 17h . Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 - 10h, buổi chiều 16 - 18h.
  • Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối tránh gió sau khi tắm xong

>> Xem thêm:Nhận diện ngay 5 nguyên nhân nguy hiểm khiến bé sốt cao không hạ

Trường hợp nào không nên tắm khi sốt

  • Khi bé vừa tiêm phòng xong: Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào trong. Nó dễ sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế cần chú ý cho bé nghỉ ngơi vài giờ hoặc dùng khăn lau người cho bé để hạ sốt thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.
Không nên tắm cho trẻ khi vừa tiêm phòng xong
Không nên tắm cho trẻ khi vừa tiêm phòng xong
  • Khi da của bé đang bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì nhưng vết thương hở rất dễ lan rộng hơn hoặc nặng hơn khi bị nước vào.
  • Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người để tránh tình trạng mất nước thêm trầm trọng.
  • Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.
Trong những trường hợp này, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38,5oC. Ngoài ra có thể lau người vùng cổ, nách, bẹn, lưng cho con hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt, như miếng dán hạ sốt Sakura.

Nhìn chung việc tắm có thể hạ thân nhiệt cho con, tuy nhiên mẹ cần phải biết tắm đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu thấy con sốt cao, sốt phát ban, nổi ban đỏ, co giật thì cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
DS Phan Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Miếng dán hạ sốt Sakura
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ
sakura
Đặc điểm:
- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.
- Làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng, hại da.
- An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ.
Thành phần:
Aluminium glycinat, glycerin, natri polyacrylate, menthol, eucalytol, nước
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp. Có thể cắt nhỏ miếng dán lạnh theo kích thước cần dùng. Muốn tăng công dụng của miếng dán hạ sốt, có thể dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng. Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng. Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay. Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ phải có sự giám sát của người lớn.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng.
SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
Nhà sản xuất: TANAPHAR
Công ty Cổ phần Tanaphar
Cụm CN Thanh Oai, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội, Việt Nam
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT

Video liên quan

Post a Comment