Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng là một trong những lựa chọn tốt nhất. Một nền móng tốt sẽ nâng đỡ toàn bộ công trình bền mãi với thời gian. Chính vì vậy cần hiểu rõ về khái niệm, phân loại cũng như kích thước móng như thế nào phù hợp nhất. Chính vì vậy trong bài viết ngày hôm nay Nội thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết về móng băng.

Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất.

Nội dung

  1. Các loại móng phổ biến thi công nhà dân dụng
  2. Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
  3. Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng
    1. Khảo sát địa chất
    2. Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp
    3. Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
    4. Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
  4. Lựa chọn nhà thâu thi công chuyên nghiệp
  5. Chọn số lượng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng
  6. Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng
    1. Móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu
  7. Chọn kích thước móng băng?
  8. Bản vẽ cấu tạo móng băng chi tiết dầm
  9. Quy trình thi công móng băng
    1. Giải phóng mặt bằng
    2. San lấp mặt bằng
  10. Các loại bản vẽ móng băng chuyên dụng hiện nay
  11. Bản vẽ móng băng chuyên dụng
  12. Mặt cắt và mặt bằng bản vẽ móng băng
  13. Cách thiết kế móng băng cho nhà ở
  14. Thi công móng băng chuyên dụng

Các loại móng phổ biến thi công nhà dân dụng

Nhà 2 tầng đã và đang được thiết kế và xây dựng trên cả nước, đây là loại công trình có tải trọng trung bình, tùy vào những điều kiện địa chất cũng như tự nhiên của mỗi khu vực mà lại có những phương án kết cấu móng phù hợp nhất.

Nhà biệt thự 2 tầng với những phương án móng phổ biến được áp dụng thường xuyên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bao gồm: Móng băng, móng cọc.

Ngoài ra vẫn có trường hợp xây nhà 2 tầng nhưng dùng móng đơn hoặc móng bè.

Các loại móng phổ biến thi công nhà dân dụngCác loại móng phổ biến thi công nhà dân dụng

Dựa trên tính phổ biến và nhu cầu thực tế, mà chúng tôi sẽ đi giới thiệu 4 loại móng nhà 2 tầng điển hình bao gồm:

  • Móng băng
  • Móng cọc
  • Móng bè
  • Móng đơn

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Móng băng là một trong các loại móng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng.

Móng băng nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.

Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng

Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn kết cấu móng nhà 2 tầng chi tiết đơn giản. Bạn có thể tham khảo thêm.

Khảo sát địa chất

Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kếkết cấu móng nhà 2 tầngcủa ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.

Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp

Nếu như nền đất bình thường thì bạn nên lựa chọn những mẫu móng như là móng băng, nếu nền đất cứng chắc khá tốt thì có thể sử dụng phương án kết cấu mong đơn. Còn nếu như công trình năm trên ao hồ, địa chất yếu, hay bị lún nền thi bắt buộc phải thiết kế kết cấu mong cọc cho công trình. Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.

Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế

Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.

Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt

Kết cấu móng nhà 2 tầngcó ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của cả công trình. Do đó chất lượng nguyên vật tư thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, sỏi, nên dùng loại có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo tuyệt đối chịu tải trọng. Bới phần móng là phần tuy không nhìn thấy những lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà đẹp.

Lựa chọn nhà thâu thi công chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề và chất lượng trình độ của đội ngũ thi công. Các bạn không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của nhà thầu thi công trên thị trường. Nếu không mọi hậu quả sau này sẽ khó khắc phục và sẽ đội chi phí cải tạo, sửa chữa rất nhiều.

Chọn số lượng cọc trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Số lượng cọc trên một đài sẽ phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng. Tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên số lượng cọc được tính toán như sau:

Tải trọng lượng, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng.

Ví dụ tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) suy ra số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc. Ta chọn 8 cọc.

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Ở những vùng có điều kiện địa chất kém hơn thì người ta có thể dùng phương án móng băng. Kết cấu móng băng phù hợp với đa số các loại địa chất thông thường. Móng băng lún đều và dễ thi công.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu, nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng nhà 2 tầng bao gồm:

  • Móng cứng
  • Móng mềm
  • Móng kết hợp

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng 3

*Chú ý: Trong trường hợp, móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì ta nên thay bằng móng mềm. Điều này có tác dụng là làm giảm được chiều sâu đặt móng nên kinh tế hơn. Móng thường là móng bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với thép móng.

Móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng là quan trọng nhất.

Điều kiện nền: Trước khi xây nhà thường sẽ tiến hành khảo sát địa chất tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình, giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Tải trọng nhà: Tùy vào từng mẫu nhà, chủ yếu là chiều cao nhà, chiều cao từng tầng, trọng tải của cácvật liệu xây dựng, mà chúng ta sẽ sử dụng những loại móng nhà khác nhau.

Điều kiện nền tốt thì việc lựa chọn móng nhà sẽ vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xem xét nhu cầu xây dựng, trọng tải nhà và lựa chon loại móng nhà phù hợp. Tuy nhiên khi điều kiện nền đất yếu thì việc đảm bảo nhu cầu xây dựng và nâng đỡ được trọng tải căn nhà là vô cùng khó khăn nên việc lựa chọn một loại móng nhà là vô cùng quan trọng.

Đối với nền đất yếu bạn có thể sử dụng loại móng nhà như móng cọc, móng bè.

Móng cọc:Tùy theo mức độ yếu của nền nhà thì sẽ lựa chọn những vật liệu cọc khác nhau

  • Cọc tre và cọc tram:Thường được sử dụng cho xây nhà nhỏ, nhà cấp bốn trên nền đất yếu.
  • Cọc đất vôi và đất xi măng:Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.
  • Cọc cát xi măng (bê tông): là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay để gia cố móng trên nền đất yếu.
  • Cọc đá và cọc cát đầm chặt: Thường được sử dụng ở những vùng đất dể bị sụt lún, đất mềm

Móng bè:Được cấu tạo bằng các vật liệu chủ yếu là bê tông và bê tông cốt thép, thường sử dụng ở vùng động nước, đất yếu, dể bị sụt lún, Chi phí để xây móng nhà loại này sẽ khá cao.

Xem thêm:

  • [Tư vấn] Xây nhà 2 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền? Giá cập nhật 2021

Chọn kích thước móng băng?

Chiều cao của bản vẽ móng băng nhà 2 tầng phụ thuộc vào nhịp của cột và chiều cao tầng, đối với nhà.

Đối với nhà 2 tầng điển hình, chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất,

Ví dụ như sau:

Chiều cao của móng băng 2 tầng: Chiều dài lớn nhất (bước gian lớn nhất) của ngôi nhà được thiết kế là 8m thì chiều cao của móng băng 2 tầng sẽ bằng 1/10*8m = 0.8m.

Hay chiều rộng của móng băng là 0.5m, thì dầm móng băng sẽ có kích thước là 55×80, bề rộng cánh của móng băng nhà 2 tầng sẽ dao động từ 1-1.2m tùy thuộc vào điều kiện đất nền và mong muốn của gia chủ, sự thiết kế của kỹ sư xây dựng.

Chọn kích thước móng băng?Chọn kích thước móng băng?

Bản vẽ cấu tạo móng băng chi tiết dầm

Thứ hai cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công đảm bảo an toàn và san lấp mặt bằng đảm bảo không bị dính dầu mỡ, bụi bám nhất là bùn đất.

Trước khi khai triển thi công bạn cần đổ bê tông 1 lớp dày khoảng 10cm hoặc lót gạch đặt thanh cử ướm và thép cách nhau theo mật độ khoảng 150mm đến 200mm theo 2 chiều và đặt cốp pha theo lưới thép đảm bảo vững chắc, có thể dùng ván khuôn hay tole thẳng đúng quy cách và nhớ cố định chắc chắn tránh giảm lực khi xô ngang trong quá trình đổ bê tông móng nhà.

Bản vẽ cấu tạo móng băng chi tiết dầmBản vẽ cấu tạo móng băng chi tiết dầm

Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ phần kết cấu xây dựng móng băng nằm dưới cùng của một mẫu nhà đẹp có thể đơn giản là móng hoặc móng nền hay nền móng. Móng nhà là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng, có tác dụng chịu toàn bộ lực và sức nặng của kiến trúc xây dựng.

Các vật liệu phía trên chịu toàn bộ nội thất và cũng là sự chịu lực của các bạn. Chính vì thế thiết kế bản vẽ móng băng rất quan trọng, đảm nhiệm sự cân bằng và gắn kết của một kiến trúc xây dựng, đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

#1 Dự toán chi phí xây nhà 2 tầng Bảng kê file Excel 2021

Quy trình thi công móng băng

Giải phóng mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công móng băng, bạn cần phải giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng, phải san bằng khu đất thật đều.

Cùng với đó là chuẩn bị sẵn sàng các máy móc, thiết bị cần thiết và các nguyên vật liệu như sắt, thép, xi măng,để quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng và đáp ứng ứng đầy đủ chính xác các thông số kỹ thuật.

San lấp mặt bằng

a. Công tác cốt thép

Cốt thép cần phải gia công theo đúng thiết kế, thép cần được uốn nắn thẳng, có độ dẻo dai để dễ dàng uốn nắn phù hợp với công trình.

Bề mặt thép cần sạch sẽ, không bị dính bùn đất, đầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ. Các thanh thép cần phải có chất lượng tốt, tuy nhiên thép cũng có thể bị hẹp, bị giảm diện tích nhưng không được quá giới hạn 2% đường kính.

  • Các mối hàn nối, buộc nối thanh thép phải đảm bảo các yêu cầu và thông số kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép).
  • Các bước tiến hành gia công cốt thép:
  • Cắt thép và gia công thép. Cần chọn những thanh thép đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.
  • Đổ một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch trên nền.
  • Đặt các bản kê lên trên lớp bê tông lót.
  • Đặt thép móng băng.
  • Đặt thép dầm móng.
  • Đặt thép chờ cột.

b. Công tác cốp pha

Công tác cốp pha là công đoạn thi công quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc của công trình xây dựng. Trước khi tiến hành công đoạn này cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công chắc chắn và đúng với mẫu thiết kế.

Cây chống cần được xây dựng đúng quy trình và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, mật độ của cây chống cần được chính xác cụ thể và tỉ mỉ. Gỗ chống cần được chống xuôi, chân đế cây chống phải được làm bằng gỗ để chắc chắn, tránh tình trạng bị xê dịch trong quá trình thi công.

c. Công tác bê tông

Công tác bê tông là công đoạn cuối cùng trong quá trình thi công móng băng. Khi tiến hành đổ bê tông cần làm đúng theo quy chuẩn quy phạm xây dựng nhà ở, phải đảm bảo bê tông được đổ vào móng đầy và chắc,không được trộn lẫn rác vào bê tông.

Nên đổ móng bê tông từ phía xa đến phía gần, phải bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí. Bạn cũng nên lựa chọn những đơn vị thi công có uy tín để đảm bảo công tác bê tông tiến hành thuận lợi.

Xem thêm: Thiết kế nhà chữ L 80m2 2 tầng hiện đại +30 Mẫu & Bản vẽ đẹp 2021

Các loại bản vẽ móng băng chuyên dụng hiện nay

Nền móng là phần đất nằm phía dưới chịu gần như toàn bộ tải trọng của công trình, tùy theo khu vực chất đất và thổ nhưỡng mà độ bền vững của phần đất phía dưới mà các KTS có cách xử lý nền móng sao cho chắc chắn gắn kết, giúp việc thi công móng lên trên được vững chắc nhất.

Với sự quan trọng của mình mặt bằng móng có giá trị lớn nhất trong một bản vẽ thiết kế xây nhà.

Trước đây các công trình xây dựng dân dụng thiết kế móng nhà thường được làm bằng đá rất nặng khả năng chịu lực kém thường chỉ được sử dụng trên các nền đất ổn định.

Với sự cải tiến trong xây dựng phát triển nhiều công nghệ cách thức thi công khác nhau đặc biệt là sắt thép, móng nhà đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều.

Các loại bản vẽ móng băng chuyên dụng hiện nayCác loại bản vẽ móng băng chuyên dụng hiện nay

Bản vẽ móng băng chuyên dụng

Hầu hết các thiết kế cấu tạo móng băng hiện nay đều sử dụng vật liệu chính để hoàn thiện thi công là bê tông cốt thép mang đến sự gắn kết khả năng chịu lực cực cao, có thể thi công tại nền đất yếu, móng đơn gia cố thêm đà kiềng chắc hơn không gây hiện tượng lún hoặc nứt.

Từ đó các KTS có thể đặt lên nền móng nhất là móng băng những kiến trúc xây dựng lớn, nhiều tầng, diện tích sàn lớn mà không lo ngại về độ chịu lực của nền móng.

Bản vẽ cấu tạo móng băngBản vẽ cấu tạo móng băng

Mặt cắt và mặt bằng bản vẽ móng băng

Trước khi tiến hành thiết kế xây dựng nhà thì các KTS cần phải khảo sát qua vị trí xây dựng nên đất, đo đạc diện tích, kiểm tra kết cấu đất để chọn lựa được loại móng phù hợp nhất.

Các thiết kế móng nhà phức tạp sẽ được thiết kế với chi phí tách riêng, bản vẽ và gói xây dựng đảm bảo độ vững chắc. Một số công trình lớn sẽ được chỉ định sẵn loại móng riêng để có khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn thiết kế.

Cách thiết kế móng băng cho nhà ở

Thiết kế móng băng mà một loại móng nhà có dạng một dải dài, nằm độc lập hoặc cắt nhau hình chữ thập, dùng đỡ tường hoặc cột trụ, hàng cột. Phương án thi công móng bằng công nhân sẽ đào móng quanh khuôn viên công trình xây dựng.

Hoặc đào song song với nhau trong khuôn viên xây dựng đó, mong xây trên các hố đào trần sau đó được lấp lại. Việc thi công móng bằng khá là dễ dàng, có độ lún đều, tăng khả năng chịu lực gắn kết mặt bằng xây dựng.

Cách thiết kế móng băng cho nhà ởCách thiết kế móng băng cho nhà ở

Xem thêm:

  • +27 Mẫu nhà ngang 7m 2 tầng đẹp Phối cảnh 3D & Bản vẽ Full 2021
  • +30 Mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 8m đẹp Phối cảnh 3D & Bản vẽ Full 2021

Thi công móng băng chuyên dụng

Cấu tạo móng bằng không quá phức tạp, móng nông so với các loại móng khác, chiều sâu trộn móng từ 2m đến 3m một số móng phức tạp chiều sâu tới 5m nhất là các mẫu lô nhà phố kiến trúc nhà ống hiện đại cao tầng.

Móng băng còn được phân loại thành móng cứng, móng mềm và móng kết hợp để phù hợp từng công trình xây dựng khác nhau. Khi công trình xây dựng có các hàng cột hoặc tường có cả 2 phương một chiều và móng băng 2 chiều thì dãi móng bằng có dạng ô cơ do thiết kế giao nhau.

Móng bằng ở các đầu hồi cần tốt hơn ở vị trí dọc nhà do yêu cầu về khả năng chịu lực cũng là vị trí giao nhau giữa các mặt tường, cũng chính vì thế mà thiết kế bản vẽ móng băng tại hồi có chiều rộng lớn hơn.

Trên đây là một số thông tin về kết cấu móng băng nhà 2 tầng.

Hi vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm về cách chọn loại móng phù hợp cho công trình nhà bạn. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc bạn có thể để lại nhận xét hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn cụ thể nhất.

Video liên quan

Post a Comment