Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Tham luận về chế độ, chính sách nhà giáo

Nắm vững chính sách, chế độ để bảo vệ đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho nhà giáo và lao động.
Đại hội X Công Đoàn Việt Nam nhiệm kì 2008-2013 xác định mục tiêu phương hướng hoạt động là: Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó vừa là cơ sở pháp lý, vừa là định hướng để Công đoàn các cấp và công nhân viên chức lao động cả nước đem hết khả năng vận dụng, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, cần phải thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước để họ có điều kiện cống hiến năng lực của mình vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .

Đối với Ngành giáo dục, nhiệm vụ to lớn và nặng nề là đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại thì việc thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho nhà giáo và lao động để họ có điều kiện phát huy hết năng lực của mình trong công tác là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, theo chúng tôi , đội ngũ cán bộ công đoàn ở các Công đoàn cơ sở cần phải quan tâm, nắm bắt một cách cụ thể các văn bản về thực hiện chế độ chính sách để làm tốt công tác giám sát và cùng phối hợp với lãnh đạo nhà trường thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách cho nhà giáo và lao động. Có như vậy mới thực sự xây dựng một tập thể đoàn kết, dân chủ. Và trong tập thể thực sự dân chủ ấy, mỗi thành viên mới có điều kiện phát huy hết năng lực của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trước hết, nói về dân chủ; xét về mọi góc độ, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện và vừa là động lực cho sự phát triển của mỗi tổ chức kinh tế- xã hội. Với tổ chức Công đoàn cũng vậy, nếu không phát huy được quyền làm chủ của người lao động, không có một môi trường dân chủ thì chúng ta hoạt động không thể đạt kết quả tốt được. Nếu xác định rõ chức năng nhiệm vụ mà không có môi trường dân chủ thì Ban chấp hành Công đoàn cũng không thể hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; người lao động không thể phấn khởi, tự tin để cống hiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, không nói lên được hoặc có nói cũng không được những người có thẩm quyền thấu hiểu thì làm sao đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Nhưng nếu có dân chủ mà chỉ là dân chủ hình thức thì mọi hoạt động của Công đoàn cũng chỉ là thụ động mà không bảo vệ được quyền lợi cho người lao động. Quần chúng sẽ nảy sinh tư tưởng hoài nghi, không tin tưởng vào tổ chức mà mình tham gia. Như vậy, sẽ bị hạn chế sức sáng tạo của người lao động và tạo nên một dư luận không đúng về vai trò, vị trí của Công đoàn. Chỉ có phát huy dân chủ trong môi trường thật sự dân chủ thì Công đoàn mới có thể hoạt động và giữ vững vai trò, vị trí của một tổ chức đoàn thể rộng rãi của CNVC - người lao động; chỉ có phát huy dân chủ và trong một môi trường thật sự dân chủ thì người lao động mới thật sự phấn khởi, tin tưởng và cống hiến nhiều nhất. Qua đó, mới khơi dậy, huy động và phát huy tốt nhất tiềm năng của người lao động và chỉ có dân chủ thì tiếng nói đại diện cho người lao động mới có trọng lượng trong các cuộc họp, các diễn đàn để bảo vệ cho được quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.

Để thực hiện tốt dân chủ trong nhà trường, đòi hỏi mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, nhất là thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, CNVC- Lao động. Chỉ có công khai minh bạch thì mới củng cố được lòng tin của đoàn viên đối với lãnh đạo. Chính vì vậy mà một trong những nhiệm vụ chính của Công đoàn là chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, giáo viên, CNVC, lao động. Làm tốt công tác này đòi hỏi Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân phải nắm vững nội dung các văn bản về việc thực hiện chế độ, chính sách cho Nhà giáo và lao động. Trên cơ sở nắm vững các văn bản ấy, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở mới thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Việc nắm vững các văn bản về thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động sẽ giúp cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân làm tốt các công việc:

- Tăng cường, nâng cao chất lư­ợng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, giáo viên, CNVC, lao động, nhất là vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ liên quan đến đời sống của nhà giáo và lao động trong nhà trường. Phối hợp với chuyên môn sắp xếp lao động dôi dư, giám sát thực hiện chế độ đối với người lao động khi thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW và thực hiện Nghị định 132/2007/NĐ- CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 về " chính sách tinh giản biên chế". Kịp thời giải quyết hoặc phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động. Công đoàn cơ sở cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà trường như : xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, tham gia các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình mục tiêu, kế hoạch phát triển nhà trường ... Tích cực tham gia trực tiếpđổi mới cơ chế quản lý về tài chính và tổ chức bộ máy, nhân sự trong cơ quan, đơn vị trường học. Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung một số Luật theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên.

- Công đoàn cơ sở chủ động tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sungquy chế phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền đồng cấp nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, đặc biệt là phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức có hiệu quả Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học. Tăng cường chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trường học để Ban thanh tra nhân dân phát huy hết vai trò của mình trong việc giám sát các hoạt đông nhà trường.

- Quan tâm hướng dẫn người lao động ký kết và thực hiện đúng hợp đồng lao động; thương lượng, ký kết, nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể đúng quy định của Bộ luật lao động; xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị.

- Phối hợp với nhà trường thực hiện việc khám bệnh hàng năm cho CB, GV, CNVC, LĐ và học sinh toàn trường . Tổ chức cho giáo viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình theo quy định của nhà nước...v.v

- Tiếp tục xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật tại cơ sở. Đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên công đoàn để mỗi đoàn viên công đoàn có vốn hiểu biết nhất định về kiến thức luật pháp.

- Đặt báo Nhân dân, Giáo dục và thời đại, báo Lao động, báo Bình Định; khuyến khích mua các loại tạp chí phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ, phư­ơng tiện thông tin nghe nhìn. Mở rộng hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ trong nhà trường

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn mới tham gia, cán bộ công đoàn làm công tác kiểm tra.

- Tăng cường chỉ đạo hoạt động của UBKT công đoàn. Thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, việc thực hiện các Chỉ thị và Nghị quyết của Công đoàn cấp trên; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và tài chính Công đoàn.

- Giải quyết hoặc phối hợp với lãnh đạo nhà trường giải quyết kịp thời những kiến nghị của đoàn viên công đoàn về việc thực hiện chế độ chính sách trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của các cấp quản lý.

- Giám sát việc công khai tài chính của nhà trường theo quy định của Nhà nước về thời gian và nội dung công khai.

Tóm lại, dân chủ là một phạm trù tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức kinh tế- xã hội ở nước ta, nhưng để có dân chủ thực sự thì phải tạo ra một cơ chế, một môi trường thuận lợi cho nó phát triển và hoàn thiện, đồng thời bắt nó phục vụ cho quá trình phát triển, tồn tại của chính tổ chức mình. Dân chủ cũng cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển và ngày một hoàn thiện hơn; nếu không, tự bản thân nó không thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cũng không nên lợi dụng dân chủ để có những yêu sách hoặc những hành động quá đà, phi dân chủ dẫn đến bóp méo dân chủ, thậm chí có những hành động trái với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và làm phương hại đến quyền và lợi ích của người lao động. Chính vì vậy, để xây dựng một môi trường thực sự dân chủ, Ban chấp hành CĐCS phải là nhịp cầu giữa lãnh đạo nhà trường với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, làm thế nào để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được đảm bảo về quyền và lợi ích của mình; được bàn bạc, thống nhất các kế hoạch, chủ trương của đơn vị, tạo được niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Làm được điều đó, mỗi cán bộ công đoàn cần phải nắm vững các chính sách, chế độ của nhà nước đối với viên chức- lao động để vừa phối hợp với lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên , nhân viên; vừa làm tốt chức năng giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Nguyễn Xuân Phong, Chủ tịch CĐ trường THPT Nguyễn Trung Trực, Bình Định


Video liên quan

Đăng nhận xét