Tại sao kinh tế Singapore phát triển
Tương Lai
Trọng dụng người tài.
-Tuyển dụng người nước ngoài tham gia quản lý các công ty Nhà nước.
-Tiếng Anh là quốc ngữ.
-Thuế thấp.
-Miễn thuế 10 năm cho công ty nước ngoài.
-Mỗi người dân được sở hữu ít nhất một nhà-căn hộ do Nhà nước xây, bán rẻ cho dân.
-Hình phạt đánh roi, trừng trị tội côn đồ, hiếp dâm.
Nếu bạn đi Singapore, khi máy sắp hạ cánh xuống sân bay Changi, từ cửa sổ máy bay nhìn xuống, thấy phía biển Singapore, tàu bè đậu tràn ngập như lá tre, chờ cập cảng Singapore. Còn phía biển Malaixia, tàu bè lác đác như lá tàn mùa đông.
Khi máy bay hạ cánh thấp hơn, bạn sẽ nhìn thấy phía Singapore là cả rừng nhà cao tầng chọc trời vươn lên trời xanh, một xã hội tràn ngập sự sống, năng động, và phát triển. Còn phía đất Malaixia, chỉ thấy đất hoang loang lổ phẳng lì, sự sống chỉ hiện diện lác đác.
Lý do của sự khác nhau tương phản đó chỉ là ở cách lãnh đạo đất nước.
Nước Singapore có diện tích chỉ hơn 700 km2, rộng hơn thành phố Hà Nội cũ của Việt Nam một chút. Và nếu so với Hà Nội mở rộng hiện nay, diện tích 3328 km2, thì nước Singapore chỉ rộng bằng 1/5 Hà Nội. Dân số Hà Nội hiện nay hơn 7 triệu người, dân số Singapore hơn 5 triệu người.
Nước Singapore có một chiều dài hơn 40 km, một chiều hơn 30 km. Bằng quãng đường từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài.
Thế mà họ có chỉ số phát triển vào loại hàng đầu thế giới.
Năm 2015, GDP của Singapore là hơn 360 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là gần 56.000 USD. Còn Việt Nam ta 90 triệu dân, có 30 năm Đổi mới đầy tự hào-đảng ta nói như thế-, GDP năm 2016 chỉ là 240 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người chỉ là hơn 2000 USD.
Vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam ta trong vài năm gần đây, bình quân mỗi năm được khoảng 10 tỷ USD.
Cũng là đáng phấn khởi lắm rồi.
Nhưng so với nước Singapore nhỏ bé, thì Việt Nam 90 triệu dân của ta vẫn còn thua xa nước Singapore 5 triệu dân.
30 năm Đổi mới thu hút vốn đầu tư FDI nước ngoài vào Việt Nam ta, từ năm 1986 đến năm 2016, tất cả được 240 tỷ USD.
Còn nước Singapore, chỉ riêng năm 2016, họ đã thu hút được hơn 240 tỷ USD .
Năm 2011, họ thu hút 52 tỷ USD, năm 2012: 84 tỷ USD, năm 2013: 107 tỷ USD, năm 2014: 156 tỷ USD, năm 2015: 211 tỷ USD, 2016: 240 tỷ USD .
Sự khác nhau chỉ là ở cách lãnh đạo đất nước.
Nước Singapore là thuộc địa của Anh từ năm 1826. Đến năm 1946, nước Singapore giành được tư cách nước độc lập, nhưng vẫn nằm trong Khối liên hiệp Anh.
Năm 1954, ông Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ tốt nghiệp ở Anh đã tham gia sáng lập ra Đảng Nhân dân Hành động (PAP: People`s Action Party) của Singapore.
Và chỉ 5 năm sau khi ra đời, đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã giành được thắng lợi trong bầu cử. Năm 1959, ông Lý Quang Diệu- Tổng bí thư đảng PAP đã trở thành vị Thủ tướng người Singapore đầu tiên của nước Singapore độc lập nằm trong Khối liên hiệp Anh.
Khi đó luật sư Lý Quang Diệu mới 36 tuổi.
Năm 1963, Singapore tham gia vào Liên bang Malaysia, nhưng chỉ 2 năm sau, đến năm 1965 lại tách ra thành nước độc lập.
Ông Lý Quang Diệu, Tổng bí thư đảng PAP, đã làm Thủ tướng Singapore suốt 31 năm, từ năm 1959, đến năm 1990.
Dù cầm quyền lâu như vậy, nhưng không có người Singapore nào gọi ông Lý Quang Diệu là độc tài. Bởi vì ông Lý Quang Diệu không cầm quyền bằng sự đàn áp các đảng đối lập, mà bằng sự tín nhiệm của nhân dân Singapore.
Năm 1990, khi 77 tuổi, ông Lý Quang Diệu xin nhân dân Singapore cho ông được nghỉ, vì tuổi cao, sức yếu. Ông chỉ xin làm Bộ trưởng cố vấn Chính phủ.
Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã lãnh đạo đất nước Singapore từ khi giành được độc lập từ người Anh năm 1959 đến nay, cũng giống như Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam từ ngày giành được độc lập từ người Pháp năm 1945 đến nay.
Chỉ có điều khác nhau là, đảng PAP đưa nước Singapore từ một nước thuộc hàng nghèo kém nhất thế giới, trở thành một trong những nước giàu có, phát triển, tiến tiến nhất thế giới.
Còn đảng quang vinh của Việt Nam ta, đã dẫn dắt nước Việt Nam từ một nước đi xin ODA của thế giới, sau 30 năm Đổi mới, đạt được nhiều thành tựu phát triển đáng khen, nhưng vẫn là một nước tiếp túc đi xin ODA của thế giới.
Những kinh nghiệm mà Singapore làm được rất cần để chúng ta học tập.
Nhưng mà họ không học tập Singapore đâu.
Vì họ là những kẻ dốt nát, nhờ mũ ni che tai, và học vẹt một số mớ nghị quyết mà được ngồi ghế quyền cao chức trọng.
Còn ông Lý Quang Diệu chủ trương sử dụng người tài, thế thì họ sẽ bị nguy hiểm mất ghế như chơi nếu họ học theo ông Lý Quang Diệu.
Bởi vậy nói học theo Singapore là nói với những người mong muốn thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh, là nói với những đảng viên củađảng Hồ Chí Minh Việt Namthôi.
Trọng dụng người tài
Kinh nghiệm đầu tiên có thể thấy được là đảng PAP của ông Lý Quang Diệu tập hợp được rất nhiều người tài, người có học vấn cao.
Là người lãnh đạo, thì cần phải có nhiều người tài giúp việc. Không có tài, thì không thể lãnh đạo được. Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Bản thân ông Tổng bí thư Lý Quang Diệu đã tốt nghiệp ngành luật ở 2 trường đại học danh tiếng Cambridge University, và Fitzwilliam College của Anh năm 1949, khi ông 26 tuổi.
Vị Tổng bí thư thứ hai của đảng PAP, và cũng là vị Thủ tướng thứ hai của Singapore, từ năm 1990 đến năm 2004, là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế.
Vị Tổng bí thư thứ ba của đảng PAP, tức là Thủ tướng thứ 3 hiện nay của Singapore Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1952, cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính.
Sau đó ông Lý Hiển Long còn học về Hành chính công tại đại học Harvard Mỹ.
Các đại biểu quốc hội Singapore là người của đảng PAP và các bộ trưởng cũng là người của đảng PAP, cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
Ông Phó thủ tướng Jayakumar, đảng viên đảng PAP, phụ trách về an ninh quốc gia đã tốt nghiệp tại khoa Luật, trường Đại học Yale Law của Mỹ. Đây là trường đại học mà vợ chồng ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã học.
Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao George Yong-Boon Yeo, đảng viên đảng PAP, sinh năm 1954, cũng tốt nghiệp trường Cambridge của Anh.
Ông Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Lim Swee Say, sinh năm 1954, đảng viên đảng PAP, tốt nghiệp trường Loughborough của Anh.
Ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng Teo Chee Hean, sinh năm 1954, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Imperial College London Anh.
Quan điểm của ông Tổng bí thư đảng kiêm Thủ tướng Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được đảng PAP thực hiện triệt để, rất có hiệu quả.
Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt, người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng,ông Lý Quang Diệu nói.
Nước Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân Singapore, mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến.
Năm 1997, khi ông Lý Quang Diệu đã thôi chức Thủ tướng Singapore, làm Bộ trưởng Cố vấn Chính phủ, ông đề nghị Chính phủ Singapore cho tuyển dụng một loạt chuyên gia Mỹ, Anh,,,,làm việc trong các cơ quan Chính phủ Singapore.
Nước Singapore nói tiếng Anh, nên việc tuyển dụng này không có khó khăn gì.
Năm 1998, Ngân hàng Phát triển DBS của Singapore mời ông John Olds, người Mỹ, là quan chức cao cấp của tập đoàn tài chính-ngân hàng J.P.Morgan của Mỹ làm Phó CHủ tịch DBS. Ngay sau đó, Công ty Ngân hàng Trung Quốc Hải ngoại-OCBC của Singapore cũng mời đón ông Alex Au, một nhà kinh doanh ngân hàng HongKong nổi tiếng về làm lãnh đạo OCBC.
2 chuyên gia hàng đầu về tài chính-ngân hàng này đã giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Luân Đôn, và Tokyo.
Người nước ngoài tài giỏi đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, và được gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.
Đảng PAP trực tiếp lãnh đạo đất nước
Kinh nghiệm thứ hai là người của đảng Nhân dân hành động PAP của ông Lý Quang Diệu trực tiếp nắm các vị trí lãnh đạo đất nước.
Tổng bí thư đảng luôn luôn trực tiếp nắm chức Thủ tướng.
Các đảng viên cao cấp nắm các chức Bộ trưởng. Từ đó mà đường lối của đảng PAP được thự hiện trực tiếp qua các đảng viên nắm chức vụ lãnh đạo Nhà nước.
Nước Việt Nam ta có quan điểm Đảng không làm thay chính quyền, tưởng là hay, nhưng thật ra là sai lầm.
Đảng không trực tiếp nắm chính quyền, thì đảng chỉ lãnh đạo trên mây trên gió.
Ở Việt Nam ta, Tổng bí thư riêng, Chủ tịch nước riêng, Bí thư tỉnh ủy riêng, Chủ tịch tỉnh riêng, đó là rất sai lầm.
Tổng bí thư phải kiêm chức Chủ tịch nước, trở thành như Tổng thống.
Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy phải kiêm chức Chủ tịch Tỉnh, Thành phố, để trở thành Tỉnh trưởng, Thị trưởng. Có như thế lãnh đạo mới trực tiếp, không quan liêu, và không nảy sinh mâu thuẫn giữa Bí thư và Chủ tịch.
Ở nước Việt Nam đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết của ta, chỉ vì phân chia 2 chức vụ Bí thư và Chủ tịch, nên luôn gây ra mất đoàn kết nghiêm trọng giữa Bí thư và Chủ tịch, làm cản trở sự phát triển của đất nước.
Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, khi làm Tổng bí thư, đã có một báo cáo chi tiết về tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa Bí thư và Chủ tịch ở các địa phương.
Thế mà đến nay, đảng cộng sản Việt Nam vẫn im lặng, sợ đụng chạm, không dám giải quyết tình trạng này.
Tiếng Anh là quốc ngữ, cùng với tiếng Trung Quốc
Kinh nghiệm thứ ba để phát triển đất nước Singapore là đào tạo tiếng Anh, đưa tiếng Anh lên làm ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Hoa. Ông Lý Quang Diệu lãnh đạo đảng PAP để giành độc lập cho nhân dân Singapore từ người Anh, bỏ sự lãnh đạo của người Anh, nhưng ông không bỏ tiếng Anh.
Và cả bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ, nước Singapore cũng không bỏ. Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền hành chính tiên tiến đó. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu không bị xóa bỏ.
Ở nước Việt Nam ta, sau khi giành độc lập từ người Pháp, thì ta cũng bỏ luôn tiếng Pháp.
Và những cung cách quản lý hành chính tiên tiến, khoa học, không nhiều quan liêu giấy tờ do người Pháp xây dựng lên ở nước tacũng không được tiếp tục áp dụng nữa.
Về tầm quan trọng của tiếng Anh, ông Lý Quang Diệu nói: -Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây.
Nếu nước Việt Nam ta sau khi giành được độc lập từ người Pháp, nhưng không bỏ tiếng Pháp, vẫn giữ tiếng Pháp phát triển cùng tiếng Việt, thì nền giáo dục, văn hóa, kinh tế, khoa học, công nghệ của Việt Nam ta hẳn sẽ phát triển hơn bây giờ nhiều lắm.
Thuế thấp.
Singapore là một trong những nước có mức thuế thấp nhất thế giới, giống nhưNơi trú ngụ thuế-Tax Haven. Xin bạn đừng lầm chữHaven-nơi bình yên, nơi trú ngụ yên ổn, với chữHeaven, Thiên đường. Tất nhiên, nơi bình yên, nơi yên ổn, nơi trú ngụ an toàn có ý nghĩa không khác nhau lắm so với Thiên đường. Phát âm của 2 chữ này thì cũng gần giống nhau.
Tiền thuế của Singapore chỉ chiếm 17% GDP, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Ở nước Việt Nam ta tiền thuế chiếm 24% GDP. Nhưng nếu trừ các khoản thu ngoài thuế, như thu từ dầu khí, thì thuế của Việt Nam ta chiếm hơn 30% GDP, thuộc hàng các nước có mức thuế cao nhất thế giới.
Nước Anh của bà Thủ tướng May, sau khi rời khỏi EU, cũng đã quyết định sẽ giảm thuế dần dần, đến năm 2020, sẽ ở mức 17% như Singapore.
Ông Tổng thống Mỹ Trump cũng đang có kế hoạch sẽ giảm thuế từ trên 35% hiện nay, xuống còn 20%, và tiến tới còn 15%.
Ông Lý Quang Diệu cho xóa bỏ thuế thừa kế, vì cho rằng tài sản thừa kế mà bố mẹ, ông bà để lại cho con cháu làvấn đề đạo đức,nên không đánh thuế.
Thuế thu nhập của Singapore cũng thuộc hàng thấp nhất thế giới, vì ông Lý Quang Diệu muốn khích lệ mọi người làm giàu.
Ở Việt Nam ta, thuế thu nhập bắt đầu từ 5%. Người có thu nhập từ trên 80 triệu đồng / tháng, bị thuế thu nhập 35%. Còn ở Singapore, người có thu nhập 20.000 đo la Singapore (khoảng 17.000 USD Mỹ) không phải nộp thuế thu nhập. Người có thu nhập 30.000 đôla Singapore (khoảng 27.000 đôla Mỹ) mới phải nộp thuế thu nhập 2 %. Và thuế thu nhập tăng cao nhất là 20%, áp dụng cho người có thu nhập 320.00 đôla Singapore, tức khoảng 270.000 USD Mỹ.
Như vậy có thể nói thuế thu nhập của Việt Nam ta hieenjnnay còn sưu cao thuế nặng hơn thời thực dân phong kiến ngày xưa.
Thuế trực thu, đánh vào thu nhập của người dân, và công ty, từ mức chiếm 2/3 ngân sách Nhà nước Singapore, dần dần giảm xuống còn ½ ngân sách hiện nay.
Singapore không đánh thuế vào lãi qua đầu tư cổ phiếu, giống như Switzerland, Lucxembourg,,,.Thuế nhập khẩu chỉ khoảng 0,4%, thuế VAT là chỉ 3%. Thuế tài sản-là thuế đánh vào sở hữu nhà, đất, từ mức 60%, giảm xuống mức 5%. Mức này vẫn khá cao, vì Singapore là nước diện tích nhỏ. Ở Thụy Sỹ-Switzerland, thuế sở hữu nhà đất là 0,3%-0,5%.
Cả Singapore, và Thụy Sỹ đều không đánh thuế khi mua-bán nhà đất, chỉ đánh thuế sở hữu nhà đất.
Việt Nam ta không có thuế sở hữu nhà đất, nhưng có thuế mua-bán nhà đất 10%.
Với công ty đầu tư nước ngoài FDI đầu tư vào Singapore, đầu tiên, Chính phủ Singapore cho miễn thuế 5 năm. Nhưng từ năm 1970 đến nay, cho miễn thuế 10 năm.
Mỗi người dân Singapore sở hữu một ngôi nhà giá rẻ do Nhà nước xây, bán rẻ cho dân.
Ông Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nói rằng ông muốn đất nước Singapore là đất nước mà mỗi gia đình người dân Singapore được sở hữu riêng một ngôi nhà, hoặc căn hộ, không phải nhà thuê. Vì ông Lý Quang Diệu choa rằng nếu người dân được sở hữu nhà căn hộ, thì người dân sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn, tình yêu nước cao hơn, tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo hơn.
Với ý tưởng rất Chính phủ của dân, do dân, vì dân đó, năm 1960, ông Lý Quang Diệu cho thành lập Cục Phát triển nhà ở HDB-Housing Development Board, trực thuộc Bộ Phát triển Quốc gia. Bộ này có nhiệm vụ xây nhà giá thấp bán cho người dân Singapore.
Người nước ngoài cũng được phép mua nhà, mua căn hộ của Singapore, với thời gian sở hữu là 100 năm.
Năm 1967, năm đầu tiên, HDB xây được 3.000 ngôi nhà giá thấp. Đến năm 2016, tổng cộng xây hơn 1 triệu căn hộ cao cấp, và nhà bán cho hơn 5 triệu dân Singapore, và bán cả cho người nước ngoài.
Nhiều người Việt Nam ta đã mua và sở hữu nhà ở Singapore.
Thời gian trả góp trong 20 năm.
Hãy thử hình dung một đất nước nhỏ xíu như Singapore, mà họ dám đặt ra mục tiêu mỗi gia đình sở hữu một nhà.
Thật là kỳ diệu.
Mặc dù đất đai ở Singapore đắt hơn vàng, vì diện tích đất nước nhỏ chỉ bằng 1/5 Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 30 lần Việt Nam ta, thế mà một căn hộ hiện đại diện tích 60 m2 giá chỉ 150.000 USD, giá căn hộ cao cấp 150 m2, 200 m2,,,và rộng hơn nữa, giá chỉ 450.000 USD.
Mức giá bán nhà-căn hộ ở Singapore rẻ hơn ở giá nhà và căn hộ ở trung tâm Hà Nội, Sài Gòn hiện nay.
Cho đến nay, năm 2016, 90% các gia đình Singapore đều đã sở hữu một căn hộ hiện đại, hoặc một ngôi nhà rộng rãi.
Trên thế giới chưa có nước nào thực hiện được như vậy.
Ở bên cạnh các chung cư lớn, ông Lý Quang Diệu cho xây các Khu Công nghiệp công nghệ sạch, và mời các công ty nước ngoài vào đầu tư, xây dựng nhà máy, miễn thuế 10 năm. Các công ty hàng đầu thế giới đã xây nhà máy ở các khu công nghiệp sạch này, như Hewlett-Packard, Compaq, Texas Instruments, Apple Computer, Hitachi, Mitsubishi,,,. Các khu công nghiệp sạch này tuyển dụng lao động từ các chung cư sống ở ngay bên cạnh khu công nghiệp. 150.000 người sống ở các chung cư này đã kiếm được việc làm từ các nhà máy công nghệ sạch nói trên.
Đến bao giờ Nhà nước cộng sản Việt Nam, gọi là của dân, do dân, và vì dân mới thực hiện được mục tiêu rất vì dân này?
Đảng Hồ Chí Minhđặt mục tiêu, nếu được nhân dân Việt Nam giao phó trọng trách lãnh đạo đất nước, sẽ thực hiện được mục tiêu giải quyết vấn đề nhà ở và việc làm này cho nhân dân Việt Nam ta, giống như Singapore.
Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân
Kinh nghiệm thứ năm của Singapore là xây dựng một nhà nước dân chủ, tôn trọng dân.
Ông Lý Quang Diệu nói Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta.Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi mộtChính phủ kiểu khác.
Ông Lý Quang Diệu cho rằng người dân không quan tâm lắm đến thể chế, hình thức Chính phủ, mà họ quan tâm đến họ có được một Chính phủ được thành lập qua bầu cử, họ có khả năng bầu raChính phủ của họ,vàChính phủ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và cho con cháu mai sau.
Ở nước Việt Nam ta, tự cho làNhà nước của dân, do dân, và vì dân, nhưng nhân dân không được trực tiếp bầu ra người lãnh đạo.
Chống tham nhũng bằng luật pháp nghiêm minh, và trả lương xứng đáng
Kinh nghiệm thứ sáu là kiên quyết chống tham nhũng.
Ông Lý Quang Diệu nói Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ.
Ông nhiều lần khẳng định nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh.
Về độ trong sạch của bộ máy nhà nước, năm 2015, Singapore được xếp thứ 1, trong sạch nhất thế giới.
Ông Thủ tướng Lý Quang Diệu nguyên là luật sư, tốt nghiệp ở Anh Quốc, nên ông rất thông hiểu luật pháp. Ông cho áp dụng hệ thống luật pháp chống tham nhũng rất nghiêm khắc.
Đống thời, ông cho rằng muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, phải trả lương xứng đáng.
Vào năm 1985, ông Lý Quang Diệu khi đó nói rằng nước Singapore có 676 người giàu thu nhập cao hơn lương các Bộ trưởng.
Nhưng 3 vị bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, và Nhà ở có vai trò quan trọng cho nước Singapore hơn 676 vị có thu nhập cao kia.
Và tiền lương trả cho toàn bộ bộ máy Chính phủ Singapore năm 1985 đó chỉ là hơn 2,5 triệu đô-la Mỹ.
Trong khi bộ máy Chính phủ đó quản lý một đất nước có GDP là 17 tỷ đô-la Mỹ (1985). Còn công ty Vận tải biển Singapore chỉ làm ra doanh số hơn 1 tỷ đô-la Mỹ, nhưng tiền lương của lãnh đạo cao cấp của công ty đó là gần 2 triệu đô-la Mỹ.
Ông Lý Quang Diệu ví đất nước Singapore như một doanh nghiệp. Và doanh nghiệp Singapore hàng năm làm ra bao nhiêu tỷ đôla, thì tiền lương của lãnh đạo doanh nghiệp Singapore phải tương đương với doanh số đó.
Từ đó ông Lý Quang Diệu quyết tâm tăng lương cho các vị trí chủ chốt lãnh đạo đất nước.
Hiện nay tiền lương của các Bộ trưởng và Thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Lương của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long-con trai ông Lý Quang Diệu, năm 2015 là khoảng 1,2 triệu đôla một năm, cao gấp 3 lần lương Tổng thống Mỹ, cao gấp 2 lần lương Thủ tước Australia.
Lương các Bộ trưởng là khoảng 800.000 đôla Mỹ một năm. Lương Bộ trưởng Singapore cao gấp khoảng 4 lần lương Bộ trưởng ở Mỹ.
Ở Việt Nam ta, thủy thủ tàu ngầm Kilo của ta có lương 2500 đôla/tháng. Thật vui. Nước ta còn nghèo, nhưng Nhà nước dám chi lương cao như thế cho thủy thủ tàu ngầm, để bảo đảm cho các chiến sĩ yên tâm phục vụ đát nước, bảo vệ Tổ quốc, là rất đúng đắn.
Tiền lương của cán bộ cao cấp của Việt Nam ta cũng nên học tập theo cách làm của Singapore, để bảo đảm một bộ máy Nhà nước liêm chính như Singapore.
Nếu Bộ trưởng, Thủ tướng, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị,,, của Việt Nam ta bước đầu có mức lương trên dưới 10.000 đôla/tháng, chắc chắn Việt Nam ta sẽ có một bộ máy Nhà nước trong sạch, và có hiệu quả hơn.
Hình phạt đánh roi.
Nước Singhapore có hình phạt đánh roi, để trừng trị những người phá hoại tài sản cộng cộng và tài sản tư nhân, hành hung người khác.
Nước Việt Nam ta nên học tập hình phạt đánh roi này, áp dụng cho những kẻ đánh nhau, đưa hình ảnh lên mạng, và các tội phạm bạo lực trong gia đình, chồng hành hạ vợ, con cái ngược đãi cha mẹ,,,.
Nước Singapore cũng rất ngjhiêm khắc với các vi phạm vứt rác bừa bãi, nhai kẹo cao-su vứt xuống đường, hút thuốc lá nơi cấm hút,,,. Tất cả đều bị phạt 500 đôla Singapore, khoảng hơn 400 đô la Mỹ.
Nhà nước của Singapore thực sự làNhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước Việt Nam ta ngày nay chưa thực sự làNhà nước của dân, do dân, vì dân.///