Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

So sánh ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ biến hình

Hoạt động của Gv và HS

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về loại hình ngôn ngữ.

Kĩ thuật động não.

GV yêu cầu HS trình bày bài mới ở nhà của mình bằng các câu hỏi:

Loại hình là gì? Thế nào là loại hình ngôn ngữ ? Có mấy loại hình ngôn ngữ?

HS trao đổi, trả lời.

* GV nêu định nghĩa loại hình trong Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1999).

* GV phân biệt cho HS rõ : loại hình ngôn ngữ (là quan hệ giữa các ngôn ngữ theo những đặc điểm về cấu tạo bên trong của ngôn ngữ) khác họ ngôn ngữ

( là quan hệ giữa các ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, theo lịch sử phát triển ) .

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của loại hình tiếng Việt

TT1: Tìm hiểu ngữ liệu

Kĩ thuật động não, thông tin phản hồi.

GV chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS tìm hiểu ngữ liệu ở phiếu học tập, từ đó rút ra đặc điểm của loại hình tiếng Việt.

Thực hiện theo phương pháp quy nạp:

GV cho ví dụ, HS phân tích, rút ra đặc điểm loại hình của TV.

Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện .

GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

( Tích hợp môn Anh văn): So với tiếng Anh, từ trong tiếng Việt có biến đổi hình thái không? Từ đó, giúp em khẳng định thêm điều gì về tiếng Việt?

HS xác định: từ trong TV không biến đổi hình thái ( Tiếng Anh bị biến đổi về hình thái ở phương diện ngữ âm và chữ viết)-> khẳng định: TV thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

TT2: Kết luận

GV gọi một HS đọc phần ghi nhớ ở sgk. GV trình chiếu sơ đồ hóa phần này để HS khắc sâu kiến thức bài học.

Hoạt động 3: Luyện tập

GV hướng dẫn 2 nhóm HS làm bài tập 1, 2 ở lớp. Các bài còn lại HS có thể làm ở nhà.

Các nhóm trao đỏi, thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, góp ý. GV khái quát, kết luận.

Ở dạng bài tập mở rộng, GV phát hiện khả năng vận dụng của HS để nhận xét, cho điểm.

Gợi ý:

1. Ta(1): bổ ngữ của động từ nhớ

Ta (2:): chủ thể của động từ nhớ

2. Cô ấy thích đôi giày của cô ấy

She likes her shoes .

2. Thay đổi trật tự từ trong câu:

Bạn chở tôi đi học. Đi học tôi chở bạn

Chở bạn tôi đi học. Đi học bạn chở tôi...

Thay bằng các hư từ: Tôi ( vừa, đã, sẽ, không, đang) đi học

4. Gọi HS 2 dãy luân phiên lên bảng (trò chơi Tiếp sức) ghi lại các câu văn, nhóm nào ghi được nhiều câu đúng và hay thì sẽ giành phần thắng cuộc.

Một số câu văn gợi ý:

- Sao bảo nó không đến? Sao nó đến không bảo? sao đến không bảo nó?

- Sao? Nó bảo đến không?

- Nó không bảo sao đến? Nó không đến sao bảo? Nó bảo không đến sao?...

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ.

1. Khái niệm:

a. Loại hình:

Là tập hợp những sự vật, hiện tượng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó, như : loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ...

b. Loại hình ngôn ngữ: Là tập hợp những ngôn ngữ có chung những đặc điểm cơ bản về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

2. Phân loại :

Có 2 loại hình ngôn ngữ:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, Thái, Hán)

- Loại hình ngôn ngữ hoà kết (Nga, Anh, Pháp).

-> TV thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a.Ví dụ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ?

Dòng thơ có 7 tiếng, cũng là 7 âm tiết, 7 từ.

- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết

- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ, hoặc là yếu tố cấu tạo từ ( từ láy, từ ghép)

Mỗi tiếng trên có thể là yếu tố cấu tạo từ:

-> chim muông, mỏi mệt, trở về, rừng núi..

-> Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp..

b.Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một ngòi bút, anh ấy2 cho tôi2 một cái thước.( I give him a pen, he gives a ruler)

Tôi1 (I): chủ thể của động từ tặng

Tôi2 (me): bổ ngữ của động từ cho

Anh ấy1 (him): bổ ngữ của động từ tặng

Anh ấy2 (he): chủ thể của động từ cho

-> Từ không biến đổi hình thái:

Tóm lại, khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp , từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái nhưng ở tiếng Anh , từ thường phải biến đổi hình thái (về mặt ngữ âm và chữ viết) .

c.Ví dụ:

Tôi (sẽ, đang ,đã đi, vừa) đi với bạn

( đã, sẽ, đang, vừa là các hư từ).

-> Bạn sẽ đi với tôi.

-> Trật tự từ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

2. Kết luận:

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

- Từ không biến đổi hình thái.

- Trật tự từ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa ngữ pháp trong câu cũng thay đổi.

III. LUYỆN TẬP.

III.1. Bài tập sgk

1. Phân tích ngữ liệu

- Nụ tầm xuân1: bổ ngữ của động từ hái.

- Nụ tầm xuân2: chủ thể của động từ nở

- Bến1: bổ ngữ của động từ nhớ.

- Bến2: chủ thể của động từ đợi.

- Trẻ, già(1): bổ ngữ của động từ yêu,kính.

Trẻ, già (2): Chủ ngữ của động từ đến, để.

- Bống (1): định ngữ

Bống (2,3,4): bổ ngữ. Bống (5,6) chủ ngữ

-> Trật tự sắp xếp, vai trò ngữ pháp của các từ trong câu thay đổi, nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên.

2.TiếngViệt: tôi giúp cô ấy. Cô ấy giúp tôi

Tiếng Anh: I help her. She helps me.

III.2.Bài tập mở rộng:

1. Phân tích ngữ liệu sau về từ ngữ để thấy tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người . 2.Từ câu tiếng Việt: Cô ấy thích đôi giày của cô ấy, hãy viết lại thành câu tiếng Anh để thấy được : tiếng Việt và tiếng Anh thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau.

3. Cho câu sau: Tôi chở bạn đi học. Hãy thay đổi các hư từ để ý nghĩa của câu cũng thay đổi ?

4.Cho câu văn: Sao không bảo nó đến?

Hãy thay đổi trật tự các từ trong câu để ý nghĩa của câu cũng thay đổi ?

Video liên quan

Post a Comment