Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Laptop màn hình LED

Màn hình laptop, đó là thứ chúng tôi khuyên các bạn kiểm tra đầu tiên khi đụng tới 1 cái máy tính, kể cả mới hay cũ. Công nghệ sản xuất màn hình (Monitor Display) ngày càng phát triển và cùng với đó, những chiếc laptop hiện tại có màn hình đẹp xuất hiện tương xứng với giá thành . Khi đó, khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn giữa các mẫu mã chủng loại, có thể dẫn tới mua sản phẩm không ưng ý.

I. Phân loại màn hìnhtheo công nghệ:

1. Màn hình LCD

Màn hình tinh thể lỏnghayLCD(Liquid crystal display) là loạithiết bị hiển thịcấu tạo bởi các tế bào (cácđiểm ảnh) chứatinh thể lỏngcó khả năng thay đổi tínhphân cựccủa ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với cáckính lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.

Công nghệ màn hình LCD là công nghệ được sử dụng khá phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử hiện nay với ưu điểm giá thành rẻ . So với các màn hình sử dụng bóng hình (CRT) của những năm 70 của thế kỷ trước, LCD được đánh giá là công nghệ vượt bậc, đem lại sự tiện dụng và lợi ích hơn hẳn . Tuy nhiên mật độ màu sắc không được tốt khi sử dụng ngoài ánh sáng mặt trời và góc nhìn hẹp, chất lượng màn hình đi xuống theo thời gian, hiện nay màn hình LCD đã trở nên lỗi thời và đang từng bước được thay thế bởi những công nghệ mới tiên tiến hơn.

Hỏi/Đáp

  • Q: Tại sao màn hình laptop của tôi trông vàng/xanh hơn so với những màn hình khác? Như vậy có phải màn lỗi hay không?
  • A: Màu sắc màn hình tùy thuộc vào thông số mặc định khi xuất xưởng. Như ta đã nói, màn LCD hiện đã không còn đạt tiêu chuẩn về màu sắc trung thực cho những khách hàng khó tính, vì vậy họ rất dễ không hài lòng với màn hình laptop, nhất là khi so sánh với màn hình chiếc Smart Phone hay TV OLED họ đang dùng. Ngoài ra, Điều này có thể tùy thuộc vào vùng sản xuất. Ví dụ xứ lạnh chuộng màu ấm ( tông vàng), xứ nóng chuộng màu lạnh (tông xanh). Cách khắc phục tạm thời là bạn có thể tinh chỉnh trong Control Panel -> Display -> Calibrate Display Color , hoặc làm dịch vụ cân chỉnh màn hình màu.

2. Màn hình CCFL

Màn hình CCFL được viết tắt của từ Cold Cathode Flourescent Lamp vẫn sử dụng công nghệ màn hình LCD tuy nhiên thay vì sử dụng bóng đèn led thì CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho màn hình. Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng, tốn điện năng tiêu thụ hơn so với màn hình led cùng độ bền kém hơn, hiện tại màn hình CCFL đã được tạm ngưng sử dụng bởi bộc lộ quá nhiều yếu kém so với các công nghệ màn hình đời mới hiện nay.

3. Công nghệ màn hình IPS

Công nghệ màn hình IPS được viết tắt của từ In-Plane Switching là một biến thể của màn hình LCD được sử dụng trên các thiết bị công nghệ cao cấp với chất lượng màu sắc đem lại tốt cùng góc nhìn rộng hơn so với các màn hình LCD thông thường. Màn hình IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ In Plane) song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt. Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.

Ưu và nhược điểm của công nghệ màn hình IPS

Bất kỳ loại màn hình nào cũng có điểm mạnh và tồn tại yếu điểm riêng và công nghệ màn hình IPS cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm:

+ Độ sáng, độ tương phản hẳn là những gì mà công nghệ màn hình IPS đáng để tự hào. Đó cũng là một trong những lý do, ông lớn táo khuyết lại lựa chọn công nghệ màn hình này trên các dòng sản phẩm cao cấp của mình như iPhone, iPad mà gần đây nhất làiPhone 6,iPhone 6 PlusvàiPad Air 2.

+ Các tinh thể lỏng sắp xếp theo phương pháp tiên tiến nên quá trình tái tạo màu sắc trở nên chính xác và trung thực hơn so với màn hình.

+ Khi nhìn ở góc hẹp, các chi tiết trên màn hình IPS không bị biến đổi quá nhiều.

Nhược điểm:

Nếu so với đối thủ khác là công nghệ màn hình OLED mà Samsung gọi là AMOLED thì màn hình IPS vẫn tỏ ra thua kém về một số mặt như:

+ Dày hơn so với màn hình AMOLED, điều này cũng dễ để giải thích vì cấu tạo của màn hình AMOLED đơn giản hơn rất nhiều so với màn hình tinh thể lỏng LCD.

+ Màn hình AMOLED có thể chịu được lực cơ học tác động tốt hơn so với IPS.

+ Tấm nền IPS tiêu thụ điện năng nhiều hơn màn hình AMOLED.

Hỏi/Đáp:

  • Q: Màn hình của tôi có phải màn hình IPS không?
  • A: Thứ nhất, IPS không phải tên 1 loại màn hình, mà chỉ là 1 tấm nền gắn kèm vào màn hình. IPS cung cấp cho người nhìn 1 khả năng nhìn được màn hình thiết bị với phương lệch vuông góc, nghĩa là công nghệ tấm nền IPS sẽ tăng góc rộng khi người nhìn vào gương màn hình.
    Thứ hai, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được IPS khi kiểm tra bằng mắt (nhìn nghiêng ~ 180 độ so với màn vẫn rõ chữ và màu sắc, màu sắc hiển thị sâu hơn ở mọi góc độ), hoặc chuẩn hơn là dò mã màn hình bằng các công cụ như Everest hay AIDA. Còn như các dòng Thinkpad , khi cài bộ nhận diện driver đầy đủ, màn IPS sẽ hiện ngay trên phần Display của phần mềm Dxdiag của windows (Cmd -> dxdiag) : Wide viewingangle&Highdensity FlexViewDisplay.

4. Công nghệ màn hình OLED/AMOLED:

OLED là gì: OLED là một biến thể của công nghệ LED dành cho TV, điện thoại và máy ảnh, Ưu điểm của công nghệ OLED là chất lượng hình ảnh cao hơn, ít hao tổn điện năng và có tốc độ phản ứng nhanh hơn . OLED là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Organic Light-Emitting Diode (có thể dịch là đèn điot phát quang hữu cơ). Phần hữu cơ ở đây là để chỉ tấm phim carbon nằm bên trong panel của màn hình. OLED tự phát ra ánh sáng khi có một dòng điện được truyền qua, trong khi các ô của màn hình LCD phải có một nguồn sáng ngoài, ví dụ như đèn nền của màn hình chẳng hạn. Do Samsung là hãng đầu tiên phát triển công nghệ này và họ gọi nó là AMOLED, và phần lớn màn hình sở hữu công nghệ OLED là của Samsung sản xuất nên ta cũng có thể gọi nó là màn AMOLED.

Hiện nay đã xuất hiện các laptop cao cấp sở hữu màn hình công nghệ OLED như HP Spectre X360 13 với độ phân giải 2560×1600 , hay Lenovo Thinkpad X1 Yoga 13 , Dell Alienware 13 , Samsung Galaxy Tab ProS cùng độ phân giải 2560×1600.

Màn hình DreamColor1 & DreamColor2

Công nghệ màn hình DreamColor2 sử dụng ánh sáng nền led với khả năng hiển thị hình ảnh lên tới 30 bit và hơn 1 tỷ màu vượt trội hơn gấp 64 lần gam màu của các chuẩn màn hình LCD thông thường. Đây là kết quả từ một sự hợp tác thành công giữa HP và DreamWorks Animation SKG nhằm mang tới một công nghệ màn hình cho độ chính xác cao về màu sắc với 10 bit trên mỗi gam màu R/G/B trong khi DreamColor1 chỉ đạt 8 bit trên mỗi gam màu.

5. Màn hình Retina

Công nghệ màn hình Retina được sử dụng hầu hết trên các dòng laptop Macbook pro hiện nay được Apple bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 2012 với độ phân giải khá cao lên tới 2560×1600 pixel đạt 232,22 trên dòng macbook pro 13inch và 2880×1800 pixel đạt 226,42 điểm ảnh trung bình trên dòng macbook pro 15.4 inch

Hỏi/Đáp:

  • Q: Có phải màn hình Retina của Macbook là đẹp nhất?
  • A: Retina là một cái tên Apple đặt cho màn hình màn hình của mình, đơn giản nó chính là lớp màng võng mạc trong mắt của chúng ta. Như vậy, với cách đặt tên Retina , Apple có hàm ý chất lượng màn hình của họ hiển thị màu sắc đẹp như thật. Tuy nhiên, thực tế màn hình của Apple chỉ là biến thể của màn hình Super LCD được tích hợp từ màn hình LCD và màn hình IPS cho độ tương phản trên phản là 800:1. Dù không thể phủ nhận số điểm ảnh của màn Retina 15.4 là 2880×1800 ngang ngửa với võng mạc của mắt người (khoảng 2772×1848) , tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, đã và đang có nhiều công nghệ màn hình có thông số cao hơn so với Retina, như công nghệ SUPER AMOLED, hay như công nghệ IZGO có độ phân giải lên tới 3200×1800 , hiện có trong dòng sản phẩm Dell XPS.

Hỏi/Đáp:
Q: Màn hình laptop Dell của tôi là màn Dell UltraSharp?

  • A: Công nghệ màn hình trên laptop Dell Sử dụng không được gọi tên là Ultra Sharp như màn hình Dell dành cho Desktop. Có 3 loại màn hình phổ biến là màn gương LCD, màn chống lóa Glossy Anti Glare và loại cao cấp nhất có thêm tấm nền IPS . Như vậy, khách hàng hay bị nhầm lẫn giữa Monitor cho PC và Monitor cho Laptop.

II. Phân loại theo độ phân giải màn hình:

  • Loại màn hình tỷ lệ 16:9 : Phần lớn laptop trên thị trường hiện nay có tỷ lệ 16:9, với 3 độ phân giải phổ biển là 1367×768 (màn HD), 1600×900 (màn HD+) và 1920×1080 (full HD). Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có những loại laptop sở hữu màn hình độ phân giải lớn hơn như màn 2560×1440 (2K) và 3840×2160 (4K).
  • Loại màn hình tỷ lệ 16:10: Thường thấy ở các dòng Macbook của Apple. Từ năm 2012, khi Apple đưa ra những chiếc Macbook với màn hình sở hữu công nghệ Retina, những màn hình laptop khi đó đã lên tới 2560×1600 đối với Macbook Pro 13.3 , và 2880×1800 đối với dòng Macbook Pro 15.4 . Tuy nhiên, đối với Macbook Air, hãng vẫn giữ độ phân giải màn hình khiêm tốn là 1367×768 hay 1440×900 .

Hỏi/Đáp:

  • Q: Liệu màn HD+ (1600×900) nhìn có nét hơn màn HD(1367×768) không? Laptop có màn hình FullHD chắc là đẹp?
  • A: Độ phân giải màn hình thực tế không thể hiện được là màn có hiển thị màu sắc tốt hay không, mà thực tế ta cảm giác khi nhìn màn nét hơn là do mật độ điểm ảnh _ số điểm ảnh trên một đơn vị diện tích của màn. Ngoài ra, còn các yếu tố công nghệ, độ sáng, độ tương phản ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh . Thế nên , khi không cần quá khắt khe về màn hình, bạn chỉ cần chọn một chiếc laptop có độ phân giải HD (1367×768) với màn 12 inch đến 14, hoặc có thể HD+ (1600×900) với màn lớn hơn 15.6 .

Video liên quan

Đăng nhận xét