Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Hướng dẫn xử lý sự cố máy tính

I. Chẩn đoán và xử lý sự cố: Mainboard

Mainboardlà mạch điện tử chính liên kết các bộ phận của máy tính thành một khối thống nhất.

- Các thành phần của máy tính liên lạc với nhau qua nhiều hệ thống đường dẫn khác nhau gọi là BUS.

- ChipSet dùng để điều khiển các thiết bị gắn trên MainBoard. Gồm 2 loại:Chíp cầu Bắc và chíp cầu Nam

- Chíp cầu Bắc(gần CPU): kết nối CPU và giúp CPU kết nối với RAM, card màn hình và kênh truyền đến chip cầu Nam

- Chíp cầu Nam:dẫn truyền các tín hiệu từ các thiết bị như ổ cứng, CD/DVD, cộng USB, khe PCI,khe Lan, chíp âm thanh (Sound), BIOS đến chíp cầu bắc và ngược lại.

1. Sự cố: Bật công tắc nguồn của máy tính, máy không khởi động, quạt nguồn không quay

Chẩn đoán: Lỗi bộ nguồn, nút Power bị hỏng, Mainboard bị hỏng

Cách khắc phục: Các biểu hiện khi hỏng mainboard rất giống với biểu hiện khi hỏng CPU hoặc khi nguồn bị lỗi. Do vậy cần kiểm tra nguồn và CPU để loại trừ.

2. Sự cố:Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi động, không lên màn hình.

Chẩn đoán: CPU hỏng, hoặc sai tốc độ Ram bị lỗi, bộ nguồn sụt áp.

Cách khắc phục: Thử lại CPU, nếu CPU tốt thì thiết lập lại tốc độ của CPU trong BIOS Setup.

3. Sự cố: Khi khởi động vào đến Win thì reset hoặc khi cài đặt Win thì báo lỗi và không thể cài tiếp

Chẩn đoán: Kiểm tra CPU, nguồn điện.

Cách khắc phục: Nếu CPU tốt thì Mainboard hỏng phần nào đó.

4. Sự cố: Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng bíp kéo dài ở loa

Chẩn đoán: CPU hoạt động tốt và đưa ra thông báo lỗi RAM.

Cách khắc phục: Kiểm tra RAM.

5. Sự cố: Mainboard không nhận Card rời, Sound, RAM v.v..

Chẩn đoán: Do các mối tiếp xúc giữa Main và các card mở rộng, Ram bị rỉ dẫn đến tiếp xúc không tốt.

Cách khắc phục: Kiểm tra, vệ sinh các điểm tiếp xúc.

6. Sự cố: Máy hay treo, khởi động không ổn định, chập chờn

Chẩn đoán: Kiểm tra các tụ trên Main.

Cách khắc phục: Thay các tụ hỏng nếu có.

7. Sự cố: Quạt nguồn và CPU quay nhưng màn hình không lên, không có tiếng kêu ở loa

Chẩn đoán: CPU không hoạt động hoặc máy không khởi chạy tiến trình POST.

Cách khắc phục: Kiểm tra CPU, BIOS.

II.Chẩn đoán sự cố về thùng máy (Case)

1. Sự cố 1:

Khi nhấn nút Power hoặc Restart để khởi động máy thì máy khởi động lặp đi lặp lại liên tục

Chẩn đoán: Các nút trên thùng máy kẹt

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các nút

2. Sự cố 2:

Nhấn nút Power hoặc Restart mà không có tác dụng gì.

Chẩn đoán:Chưa kết nối hoặc kết nối sai dây tín hiệu.

Cách khắc phục:Kiểm tra lại dây.

3. Sự cố 3:

Không sử dụng được các cổng USB hay Phone ở mặt trước.

Chẩn đoán:Chưa kết nối, kết nối sai hoặc hỏng dây tín hiệu.

Cách khắc phục:Kiểm tra lại dây.

III. Chuẩn đoán và xử lý sự cốNguồn (Power).

1. Sự cố 1:

Máy tắt khi đang sử dụng.

Chẩn đoán:Nguồn điện không ổn định.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại nguồn điện vào máy tính có ổn định không, nếu ổn định thì nên xem xét lại bộ nguồn có thể bị sụt áp.

2. Sự cố 2:

Khi nhấn Power mà máy tính không hoạt động.

Chẩn đoán:Nguồn cung cấp không có.

Cách khắc phục:Kiểm tra bộ nguồn.

Lưu ý:

Nguồn 20 Pin có thể dùng cho Mainboard 24Pin hay ngược lại nhưng nguồn phải mạnh, ổn định.

Cách kiểm tra bộ nguồn có hoạt động hay không mà không cần gắn vào mainboard:

+ Dùng 1 dây dẫn nối chân thứ 14 (màu xanh lá) với chân thứ 16 (màu đen): Nếu quạt của bộ nguồn quay thì nguồn vẫn còn hoạt động.

IV.Cách xử lý sự cố bộ nhớ RAM cho máy tính

RAM là một trong những bộ phận quan trọng của máy tính và cũng là phần dễ nâng cấp nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra và xử lý sự cố bộ nhớ RAM.

Bước 1: Kiểm tra khe cắm RAM

Trên máy tính để bàn, việc kiểm tra lỗi lắp thanhRAMvà khe rất đơn giản. Đầu tiên, bạn nên tháo 2 chốt nhựa đầu thanh RAM. Sau đó, hãy gỡ thanh RAM và gắn vào lại cho đúng các khớp nối trên đó. Nếu các khớp nối phù hợp, thanh RAM sẽ được gắn vào khe và hai chốt nhựa sẽ tự động khóa lại. Khi hai chốt nhựa tự động vào khớp, bạn sẽ nghe được tiếng động nhỏ như tiếng nhấp chuột, đôi khi chốt bị hỏng và bạn phải tự tay thực hiện điều đó. Nếu RAM không vuông góc hoặc không đúng khớp với khe cắm, hoặc các khớp nối bị gãy khiến nó không lắp vào được. Hãy tháo RAM ra và thử lại lần nữa.

Hãy kiểm tra xem RAM đã được gắn đúng cách hay chưa?

Hãy kiểm tra xem RAM đã được gắn đúng cách hay chưa?

Đối với máy tính xách tay (laptop), kích thước của RAM nhỏ hơn nhiều nên có một chút phức tạp hơn. Bạn cần phải mở khung dưới laptop mới có thể kiểm tra được khe thanh RAM. Thông thường, thanh RAM sẽ được gắn chéo vào khe, sao đó bạn cần nhấn xuống để các chốt tự động khóa thanh RAM lại. Trong trường hợp này, các chốt cũng tạo thành tiếng động như tiếng nhấp chuột. Lưu ý rằng, ngay cả thanh RAM được lắp đúng cách cũng có thể không được đặt đúng hướng. Bạn cần kiểm tra kĩ hướng của thanh RAM để không gây ảnh hưởng đến bảng mạch chính.

Bước 2: Kiểm tra khả năng tương thích của Bo mạch chủ

Các thiết kế bo mạch chủ hiện nay chỉ tương thích với phiên bản RAM nhất định. Chưa kể RAM của máy tính để bàn và máy laptop cũng không thể thay thế cho nhau. Khe cắm hỗ trợ phiên bản thế hệ khác nhau sẽ hỗ trợ loại RAM khác nhau. Ví dụ bạn không thể cắmRAM DDR4vào khe cắm chỉ hỗ trợRAM DDR3.

Với các thế hệ bo mạch chủ mới nhất hiện nay, việc cắm sai phiên bản hỗ trợ RAM là điều rất hiếm thấy vì các khe cắm với phiên bản RAM sẽ có thiết kế chốt khớp đặc biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem bo mạch chủ đang dùng hỗ trợ cho bao nhiều dung lượng RAM tối đa. Rất có thể bạn đang sử dụng số RAM vượt quá dung lượng hỗ trợ của bo mạch chủ.

Trường hợp này tuy hiếm, nhưng cứ kiểm tra cho chắc.

Trường hợp này tuy hiếm, nhưng cứ kiểm tra cho chắc.

Bo mạch chủ có giới hạn về dung lượng RAM hỗ trợ, bạn có thể thấy qua số khe cắm RAM được ghép lại với nhau trên bảng điều khiển. Số lượng có thể từ 2 đến nhiều hơn 8 khe, nhưng thông thường bo mạch chủ sẽ chỉ có 4 khe cắm RAM. Nếu bo mạch chủ chỉ hỗ trợ dung lượng16 GBcho 4 khe cắm, có nghĩa là bạn chỉ có thể sử dụng tối đa4 GB RAMcho mỗi khe. Nếu sử dụng thanh8 GB RAMcho khe đó, thiết bị sẽ không tiếp nhận thanh RAM đó.

Kiểm tra kĩ thông số kỹ thuật của bo mạch chủ và chọn dung lượng RAM thích hợp là việc bạn cần làm ở đây.

Bước 3: Chạy chương trình phân tích Memtest86

Nếu bạn đã thực hiện hết tất cả thao tác trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân, có thể RAM của bạn đã bị lỗi. Bạn nên sử dụng công cụ phần mềm để xác định điều này.

Chương trình MemTest86 sẽ hỗ trợ bạn phát hiện thanh RAM bị lỗi.

Chương trình MemTest86 sẽ hỗ trợ bạn phát hiện thanh RAM bị lỗi.

Bạn có thể chạy chương trình phân tích bộ nhớ hệ thống tích hợp sẵn trongWindowsnếu thiết bị có thể khởi động mà không cần thanh RAM vừa lắp. Còn nếu không thể khởi động vàoWindowshoặc đang sử dụngLinux, công cụMemTest86hoặcMemTest86+hoạt động khi thiết bị khởi chạy sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề.

Nếu kiểm tra bộ nhớ về thông báo phát hiện RAM bị lỗi, đây là lúc bạn nên thay thế nó bằng một thanh RAM mới.

Bước 4: Làm vệ sinh mạch điện

Nếu RAM của bạn hiển thị lỗi hoặc máy tính không phát hiện, có thể do trong quá trình sử dụng, thiết bị đóng bụi và cần được làm vệ sinh. Để làm sạch bảng mạch điện tử của RAM và khe cắm, bạn sử dụng một cục bông gòn nhẹ nhàng nhúng chúng vào rượuIsopropyl 91%để làm sạch bảng điện. Lưu ý rằng bạn không nên sử dụng các chất tẩy làm sạch thông thường vì các chất này có thể ăn mòn bảng điện. Sau đó, bạn nên để cho rượu bay hơi và kiểm tra kĩ bụi bẩn, bông gòn còn sót lại trên bảng mạch. Nếu bạn có máy nén khí, hãy sử dụng chúng để thổi sạch bụi bẩn trên bảng mạch điện tử. Bây giờ, hãy cắm lại thanh RAM vào bảng mạch và thử lại thiết bị.

Sử dụng lâu ngày khiến các mạch điện dễ bị ám bụi.

Sử dụng lâu ngày khiến các mạch điện dễ bị ám bụi.

Bước 5: Kiểm tra trên các thiết bị khác

Nếu ngay cả bộ chẩn đoán bộ nhớ cũng không cho bạn kết quả, bạn có thể đang gặp phải lỗi nghiêm trọng hơn nhiều. Điều này so với thanhRAMbị lỗi có thể nghiêm trọng hơn nhiều, đó là bo mạch chủ đã xảy ra vấn đề. Nó sẽ khiến bạn tốn khoảng chi phí thay thế cực kì lớn vì thiết bị của bạn sớm muộn sẽ bị hỏng.

Nếu RAM vẫn hoạt động bình thường trên thiết bị khác thì đã đến lúc bạn cần mang máy tính đi bảo dưỡng.

Nếu RAM vẫn hoạt động bình thường trên thiết bị khác thì đã đến lúc bạn cần mang máy tính đi bảo dưỡng.

Các bước sau sẽ không thể thực hiện được nếu bạn không có dư máy tính. Nếu không, bạn hãy nhờ đến bạn bè hoặc đồng nghiệp hỗ trợ. Đầu tiên, hãy đặt một thanh RAM tương tự vào máy tính của bạn. Nếu máy tính khởi động và phát hiện dung lượng RAM mới, vậy vấn đề không nằm trên hệ thống của bạn mà ở thanh RAM. Còn nếu bạn cắm thanh RAM vào máy tính khác, khi hệ thống khởi động, thiết bị phát hiện dung lượng RAM mới, thì vấn đề nằm trên bo mạch chủ trên máy tính của bạn. Điều này thông báo rằng đã đến lúc bạn nên đem thiết bị đi bảo dưỡng.

Video liên quan

Đăng nhận xét