Blog hướng dẫn các cách download kiến thức kinh nghiêm thủ thuật chia sẻ phần mềm tool soft miễn phí là gì. Blog.locbanbekhongtuongtac.com

Table of Content

Tu sĩ Phật giáo là gì

Tu sĩ Phật giáo phải là trí thức chân chính

Một trí thức Phật giáo cần giữ cho mình sự độc lập khỏi mọi chức vụ, quyền lực, chỉ khi người tu sĩ không ở trong một chức vụ của một hệ thống quyền lực nào thì sự tu hành của vị đó mới có phần chân thật.

Tại sao tu sĩ Phật giáo lại sống độc thân?

Trước khi Đức Phật xuất gia tìm cầu giải thoát, xứ Ấn Độ đã có một tầng lớp trí thức đặc thù. Đó là những người từ bỏ gia đình quyến thuộc, gia sản sự nghiệp để thực hiện một đời sống truy cầu chân lý, thực hành để đạt đến chân lý. Họ hoàn toàn tách khỏi hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, họ chỉ đơn thuần sống bằng tư tưởng, tư duy, cao hơn nữa là những trạng thái sống siêu việt tư tưởng, tư duy mà xã hội Ấn Độ gọi là Thiền Định. Họ được gọi là người Xuất Gia hay Sa Môn, có nghĩa là hành giả, tức người thực hành một phương pháp nào đó để đạt đến chân lý.

Như một sự phân công lao động tự nhiên của xã hội, xã hội Ấn Độ dành cho tầng lớp này sự ưu ái đặc biệt, những thành phần khác trong xã hội cung cấp cho họ thức ăn, vải vóc, thuốc men những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống để họ không phải bận tậm chuyện cơm áo gạo tiền mà toàn tâm toàn ý trong việc thực hành thiền định. Họ là thành phần tinh hoa của xã hội, là biểu tượng của những giá trị và chuẩn mực mà người trong xã hội muốn đạt đến, họ là bậc Thầy của xã hội, dẫn dắt xã hội.

Trước khi Đức Phật xuất gia tìm cầu giải thoát, xứ Ấn Độ đã có một tầng lớp trí thức đặc thù. Đó là những người từ bỏ gia đình quyến thuộc, gia sản sự nghiệp để thực hiện một đời sống truy cầu chân lý, thực hành để đạt đến chân lý.

Vì sao đa số tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều lấy họ Thích?

Trí thức hay Sa Môn Ấn Độ có điểm khác với trí thức Phương Tây ở 3 điểm quan trọng :

Một làxuất phát điểm cả hai đều hoạt động trong phạm vi tư duy, tưởng tượng của Ý Thức nhưng nếu trí thức Phương Tây suốt đời chung cuộc chỉ hoạt động trong phạm vi tư duy, tưởng tượng của ý thức thì Trí thức Ấn Độ chỉ xem đây là điểm khởi đầu của một người mới bước chân vào hàng ngũ trí thức hay còn gọi là mới làm Sa Môn, mục đích của họ là phải từ chỗ tư duy, tư tưởng, thông qua thực hành Thiền định mà tiếp tục tiến lên, siêu việt khỏi tư duy, tư tưởng rồi cao hơn nữa là siêu việt ý thức, liên tục đạt đến những trạng thái cao hơn của tinh thần.

Để khái quát sự khác biệt Đông Tây này có thể mượn lời của OSHO được tóm tắt như sau: Phương pháp của Triết gia phương Tây là dùng Ý Niệm (tư duy), phương pháp của hành giả phương Đông là dùng Vô Niệm. Hoặc như Thiền Sư Diệu Thọ (Trung Quốc) có bài kệ:

Từ tán Tâm đến đa Tâm,

Từ đa Tâm đến thiểu Tâm,

Từ thiểu Tâm đến nhất Tâm,

Từ nhất Tâm đến vô Tâm (2),

Từ vô Tâm đến liễu Tâm. (3)

Từ tán Tâm, đa Tâm đến thiểu Tâm là phạm vi hoạt động của trí thức, triết gia, tư tưởng gia phương Tây. Từ Nhất Tâm đến Vô Tâm và Liễu Tâm là phạm vi hoạt động của trí thức hành giả phương Đông.

Điểm khác biệt thứ hai làtrí thức Ấn Độ hoàn toàn thoát ly gia đình quyến thuộc, họ sống một đời sống từ bỏ gia đình, sống không gia đình nên được gọi là người Xuất gia, trong khi trí thức Phương Tây có lẽ không có khái niệm và cách thức hành động này.

Một trí thức Phật giáo cần giữ cho mình sự độc lập khỏi mọi chức vụ, quyền lực, chỉ khi người tu sĩ không ở trong một chức vụ của một hệ thống quyền lực nào thì sự tu hành của vị đó mới có phần chân thật.

Bậc thiện tri thức là gì?

Điểm khác biệt thứ ba làxã hội Ấn Độ trọng thị và cung cấp vật thực vật dụng, nhu yếu phẩm cho hàng ngũ xuất gia, điều này trở nên đương nhiên và được xem là niềm hỷ lạc của quần chúng trong xã hội Ấn Độ, thái độ và chế độ tôn trọng trí thức như thế này có lẽ ở Phương Tây không minh hiển, đậm nét bằng.

Khi Đức Phật bắt đầu thuyết pháp độ sinh, thiết lập Tăng đoàn, sự trong sạch của Tăng đoàn, của tu sĩ Phật giáo đối với vật chất, sự bình đẳng với yêu ghét luôn được Đức Phật nhấn mạnh. Ngài răn dạy Sa Môn phải hoàn toàn thoát ly gia đình quyến thuộc, thoát ly đời sống vật chất thế tục, chỉ sống một đời sống thiểu dục tri túc, bằng lòng với nhu cầu vật chất tối thiểu, có như vậy mới toàn tâm toàn ý cho việc Thiền định, và cũng có như vậy thì trí thức hay tu sĩ Phật giáo mới không khác biệt với trí thức các trường phái tu hành khác, mới nhận được sự tôn trọng và ủng hộ của quần chúng. Thậm chí, càng về sau, Đức Phật liên tục chấn chỉnh Tăng đoàn, đề ra những quy phạm để Tăng đoàn trở thành những trí thức mô phạm về đời sống đạo đức cho xã hội, khiến xã hội quy ngưỡng, những quy phạm đó được gọi là Giới Luật. Ngài nhấn mạnh Giới Luật là sinh mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp mất. Giới luật che chở và hộ trì cho người tu sĩ, có giới luật thì người tu sĩ mới nhận được sự tôn trọng và ủng hộ của quần chúng.

Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, vì phần tử trí thức hay kẻ sĩ ở Trung Quốc có văn hóa canh độc 耕讀文化 tức văn hóa vừa làm ruộng vừa đọc sách, phần tử trí thức không thể thoát ly lao động sản xuất mà phải tự trồng trọt nuôi sống chính mình, nên hình thức đi khất thực nhận sự cúng dường của trí thức Ấn Độ khi truyền đến Trung Hoa không thể được người dân ủng hộ rộng rãi. Người dân có thể cúng dường cho một vị Tăng khất thực khi đang đi bộ trên đường ngàn dặm một bữa cơm chứ không thể cúng dường cho một vị Tăng ở một chỗ ngày này qua ngày khác.

Nếu người tu sĩ Phật giáo không thấm nhuần tinh thần trí thức này, còn luẩn quẩn lo chuyện tiền nong gạo thóc thì còn thua kém trí thức thế tục rất nhiều.

Trí thức và sự thật: Câu chuyện của thời đại khoa học về giác ngộ

Thế nên khi Phật giáo có mặt ở Trung Quốc, để có thể nhận được sự ủng hộ của quần chúng, tu sĩ trong tất cả các tự viện đều phải lao động trồng trọt, trồng lúa, hoa màu, rau đậu, và cả Trà để có thể độc lập tự túc về lương thực thực phẩm. Trong lúc lao động sản xuất vừa thực tập Thiền định vì Thiền định của Phật pháp lúc tịnh cũng tu được, lúc động cũng tu được, mọi lúc mọi nơi không có chướng ngại.

Tuy đã bắt đầu lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nhưng trí thức Phật giáo ở Trung Quốc vẫn tuân thủ, giữ gìn tinh thần của trí thức Ấn Độ đó là hoàn toàn Vô Sở Hữu và giới luật KHÔNG GIỮ TIỀN. Tăng sĩ khi ở trong một tự viện, mọi tiện nghi vật chất trong sinh hoạt đều là của chung, của Thập phương Tăng, mỗi người chỉ sở hữu tối đa 3 Y và một Bát, họ hoàn toàn không được giữ tiền. Khi người dân cúng dường Tiền cho tự viện thì người có trách nhiệm giữ tiền để lo cho Tăng chúng chính là vị trụ trì hoặc một vị chức sự được chỉ định, tiêu chuẩn để làm trụ trì tự viện thời đó phải là những bậc đã chứng ngộ mới được đảm đương, mới đủ đức độ để giáo hóa Tăng chúng, giữ tiền bạc, quán xuyến sự chi dùng cho tự viện. Không những trụ trì mà tiêu chuẩn để chọn người gánh vác các chức sự trong chùa như Thủ tọa, Duy Na, Ban Thủ, Tri Khách, Tri Khố, Hành Đơn đều phải là vị đã chứng ngộ. Trụ trì là trọng trách lớn trong Phật môn, khi một thời đại mà kẻ hoàn toàn chưa chứng ngộ, lại còn không có đạo đức nhưng được giao trụ trì thì đó là thời Phật pháp suy bại.

Đó là sinh hoạt lúc ở tự viện, còn khi một vị Tăng cần rời khỏi tự viện này đến tự viện khác để tham học thì họ đi bộ, trên đường đi mỗi ngày lúc trước giờ ngọ thì đi khất thực để có thức ăn cho ngày hôm đó, lúc qua sông qua đò thì họ được miễn phí vì bối cảnh văn hóa thời đó ở Trung Quốc rất tôn trọng Đạo sĩ, Sa Môn, nên kẻ chèo đò cũng không thu tiền vị Tăng vì cũng biết Tăng có giới không giữ tiền, cũng có những bến đò người ta buộc sẵn con thuyền, người cần qua thì tự chèo đò sang, cũng có những bến đò người lái đò hành hạnh bồ tát chèo đò miễn phí đưa mọi người qua sông.

Không Giữ Tiềnvà Thiểu dục Tri túc là tinh thần Trí thức Phật giáo. Đây là giới luật trọng yếu của Sa Môn, đồng thời thể hiện tinh thần trí thức chân chính của Phật giáo, hoàn toàn thoát ly sự ràng buộc của cơm áo gạo tiền để chuyên tâm nơi cảnh giới tinh thần.

Những thái độ sai lầm của giới trí thức nghiên cứu Phật giáo

Cứ như thế, lúc ở tự viện thì hưởng dụng của chung, chẳng được tự ý sở hữu riêng, lúc trên đường thiên lý thì hôm nay bát cơm nhà này, mai bát cơm nhà khác, trèo đèo lội suối, hoàn toàn không giữ tiền, khổ hạnh gian nan. Nên người xưa gọi sự đi như vậy là Hành Cước, tức dựa vào hai cái chân của mình mà đi tham học nơi này nơi khác.

Không Giữ Tiềnvà Thiểu dục Tri túc là tinh thần Trí thức Phật giáo. Đây là giới luật trọng yếu của Sa Môn, đồng thời thể hiện tinh thần trí thức chân chính của Phật giáo, hoàn toàn thoát ly sự ràng buộc của cơm áo gạo tiền để chuyên tâm nơi cảnh giới tinh thần.

Nếu người tu sĩ Phật giáo không thấm nhuần tinh thần trí thức này, còn luẩn quẩn lo chuyện tiền nong gạo thóc thì còn thua kém trí thức thế tục rất nhiều. Đơn cử một vài trí thức thế tục quyết tâm giữ vững tinh thần trí thức như thi sĩ Rimbaud người Pháp tuyên bố Thà ăn cứt chứ không đi làm kiên quyết chỉ làm thơ chứ không dính dáng tiền bạc; Tăng Phụng Nghi曾鳳儀sau khi từ quan ẩn cư chỉ toàn tâm toàn chí tham cứu chân lý,chẳng ngó ngàng ăn mặc, vật chất, sau khi khám phá chân lý, tuy hình thức của ngài là thế tục nhưng đã được Phật giáo đồ xem là bậc Tổ Sư của Tông môn, Những trí thức tuy sống trong thế tục nhưng vẫn giữ vững lập trường, tinh thần trí thức như vậy thật đáng quý, đó là mô phạm của một trí thức chân chính :hoàn toàn sống bằng suy nghĩ, không đi làm kiếm tiền hay đảm nhiệm một chức vụ nào cả.

Trí thức chân chính thì phải độc lập, nếu còn đi làm kiếm tiền hay đảm nhậm một chức vụ nào đó thì chưa phải trí thức chân chính, chưa sống hoàn toàn bằng suy nghĩ độc lập của mình, bởi khi một người phải đi làm việc cho ai đó, hoặc lãnh một chức vụ nào đó, kỳ thực họ đã mất đi độc lập trong tư tưởng và hành vi, lúc đó họ đang là tay sai, một kẻ thừa sai, thừa hành, họ trở thành trí thức tay sai, và từ đó có thể trở thành trí thức bất lương hay trí thức lưu manh rất dễ dàng.

Người trí thức và đạo Phật

Trí thức chân chính thì phải độc lập, nếu còn đi làm kiếm tiền hay đảm nhậm một chức vụ nào đó thì chưa phải trí thức chân chính.

Những trí thức khi bị buộc làm quan, trong thời gian ấy, năng lực sáng tác của họ không đáng kể, chỉ khi họ từ quan, thoái ẩn điền viên thì năng lực sáng tác, tư duy sáng tạo mới bùng nổ, như Đào Uyên Minh, Bạch Cư Dị, Viên Trung Lang

Thế nên, độc lập là một tiêu chuẩn quan trọng của trí thức chân chính, dù nếu Không Giữ Tiền nhưng lại làm một công tác cho một tổ chức nào đó thì chưa được độc lập hoàn toàn. Đức Phật vì muốn tu sĩ Phật giáo mỗi mỗi đều là trí thức độc lập nên đã không Tổ chức hóa Phật giáo, không biến Phật giáo thành một tổ chức tôn giáo, không biến tu sĩ thành một cán bộ trong cơ cấu của tổ chức, không quyền lực hóa Phật giáo. Khi Phật giáo bị tổ chức, nó sẽ trở thành một cơ cấu quyền lực từ trên xuống dưới, và tu sĩ sẽ phải làm quan. Từ đó, vô số tệ nạn và tiêu cực sẽ sản sinh, sẽ hủ bại Phật giáo.

Có người hỏi : Vậy việc một tự viện có trụ trì và ban chức sự có được xem là một tổ chức, một cơ cấu quyền lực hay không ?

Xin trả lời rằng: Tăng sĩ Phật giáo thời xưa được tự do hoàn toàn, không chịu sự quản lý của vương triều, bản thân Phật giáo cũng không tự lập ra một hệ thống tổ chức quản lý. Tăng sĩ muốn ở tự viện nào thì ở, thích đi đâu thì đi, không ai ràng buộc cấm đoán, ở tự viện này thấy thích hợp thì ở, không thấy thích hợp nữa thì đi, trụ trì không có quyền lực gì trong sự đi ở của họ. Bản thân trụ trì là một vị có đức độ vang danh được tăng chúng nơi tự viện đó mời về hoặc suy tôn làm trụ trì, ban chức sự cũng vậy, yêu cầu và quyết định là của tập thể, nếu có cá nhân nào cảm thấy vị đó không phù hợp thì có thể sang chùa khác. Cơ chế suy tôn của Phật giáo thời xưa là dựa vào tài đức thật sự của vị trụ trì và quyết định tập thể của tăng chúng. Vị trù trì nếu thật sự có chứng ngộ, có tài đức thì hương thơm đạo đức tự cảm hóa người dân và Phật giáo một vùng, khiến ai cũng đều nghe biết, khiến ai cũng tự quy phục, kính trọng, đó là cơ sở để suy tôn ngôi vị trụ trì, chứ không phải dựa vào bằng cấp, quyền lực, tiền bạc, truyền thông mà nổi tiếng như hiện nay.

Cho nên, một trí thức Phật giáo cần giữ cho mình sự độc lập khỏi mọi chức vụ, quyền lực, chỉ khi người tu sĩ không ở trong một chức vụ của một hệ thống quyền lực nào thì sự tu hành của vị đó mới có phần chân thật. Đây cũng chính là tinh thần của Đức Phật trên đạo lộ giải thoát, cũng là tinh thần trí thức chân chính của người Xuất gia từ Ấn Độ cho đến Đạo sĩ ở Trung Hoa.

Chân lý thì không phụ thuộc vào bằng cấp, tuổi tác, địa vị, danh tiếng hay bất kỳ vỏ bọc hình thức hào nhoáng nào. Một người thật sự tôn trọng chân lý sẽ không bị bất kỳ hình thức hoa mỹ nào đánh lừa.

HT.Thích Thanh Từ nói về trí thức và trí tuệ

Trí thức chân chính có một đặc điểm là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý. Văn hóa của người Xuất gia ở Ấn Độ là tôn kính chân lý, thể hiện ở văn hóa : Người đã chứng ngộ, được thừa nhận, mới có quyền phát ngôn. Đây là văn hóa có cả trước khi Đức Phật giác ngộ. Trong quá trình truy cầu chân lý, các Sa Môn Ấn Độ xem trọng việc đạt đến chân lý, ai có cảnh giới tinh thần cao hơn mình thì họ lập tức khiêm tốn học hỏi, xin bái làm Thầy. Trong quá trình đàm đạo hay tranh luận, họ sẵn sàng thừa nhận cái lý của mình thua, cái lý của đối phương đúng, nếu họ bị đối phương làm cho tâm phục khẩu phục, họ sẵn sàng xin làm đệ tử. Chính vì bối cảnh văn hóa tôn trọng chân lý đó, nên khi Đức Phật bắt đầu thuyết pháp độ sinh, không ít lần thông qua các cuộc tranh luận Ngài đã dùng trí tuệ và từ bi của mình làm cho các đạo sư, các tu sĩ các trường phái khác phải bội phục, thừa nhận trí tuệ giác ngộ của Ngài, xin được làm đệ tử của Ngài. Cũng nhờ chính văn hóa tôn trọng chân lý đó mà bằng trí tuệ giác ngộ của mình, Đức Phật đã đem Phật pháp truyền bá khắp xứ Ấn.

Trung Quốc thời Đường cũng là giai đoạn đỉnh thịnh của văn hóa tôn trọng chân lý, từ thái độ của đế vương sẵn sàng tiếp nạp lời can gián cho đến sự suy sùng của bách tính đối với bậc có thực tu thực chứng đã làm cho Phật giáo thời Đường đạt đến cực thịnh.

Ngày nay thì kẻ chưa chứng ngộ, kẻ tài hèn đức kém, chỉ dựa vào bằng cấp, quan hệ, quyền lực cũng có thể thuyết pháp, có quyền phát ngôn về Phật pháp, có kẻ chỉ đọc vài quyển sách về Phật pháp cũng thuyết pháp. Mất nguyên tắc về quyền phát ngôn, Phật giáo đi vào suy đồi.

Xin khắc cốt ghi tâm rằng Chân lý thì không phụ thuộc vào bằng cấp, tuổi tác, địa vị, danh tiếng hay bất kỳ vỏ bọc hình thức hào nhoáng nào. Một người thật sự tôn trọng chân lý sẽ không bị bất kỳ hình thức hoa mỹ nào đánh lừa. Lịch sử cũng cho thấy, giai đoạn nào mà con người tôn trọng chân lý, biết lắng nghe, biết gạt bỏ các hình thức che đậy để tìm kiếm chân lý, giai đoạn đó con người đạt được phúc lạc chân thật, văn hóa rực rỡ.

Một trí thức Phật giáo cần giữ cho mình sự độc lập khỏi mọi chức vụ, quyền lực, chỉ khi người tu sĩ không ở trong một chức vụ của một hệ thống quyền lực nào thì sự tu hành của vị đó mới có phần chân thật.

Tu sĩ Phật giáo tại Campuchia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thế thì một tu sĩ Phật giáo cần phải thấm nhuần 4 tinh thần của một trí thức chân chính, cũng chính là tinh thần của Đức Phật và cũng là tinh thần của văn hóa trí thức Ấn Độ trước Đức Phật :

Vô Sản: Không Giữ Tiền, thiểu dục tri túc, đạm bạc. Sống không gia đình quyến thuộc, từ bỏ mọi gia đình quyến thuộc.

Độc Lập: Tôn trọng chân lý và Khát khao giác ngộ chân lý.

Tài liệu tham khảo:

(1)OSHO: The Philosophy of Nonviolence (Youtube).

(2) Vô Tâm: Tổ sư Thiền tông có câu: Chớ cho Vô tâm tức là Đạo, Vô tâm còn cách một trùng quan.(Mạc vị Vô Tâm vân thị Đạo, Vô Tâm do cách nhất trùng quan 莫謂無心云是道,無心猶隔一重關)(Thiền Sư Bạch Vân Thủ Đoan 白雲守端禪師).

(3) trích Lược giải Kinh Hoa Nghiêm Ht Thích Duy Lực dịch.

Video liên quan

Đăng nhận xét