Kinh nghiệm quản lý siêu thị
Học cách quản lý siêu thị mini hiệu quả & 5 kinh nghiệm cơ bản
Quản lý siêu thị mini, cửa hàng là điềubất cứ chủ đầu tư, người kinh doanh nào cũng phải thực hiện khi bắt tay vào việc mở cửa hàng, siêu thị bán lẻtrực tiếp. Công việc quản lý siêu thịlà bướccần thiết và quan trọngđể bảo đảm hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định, hiệu quả mang lại lợi nhuận tăng đều cho chủ đầu tư.
Dưới đây là bài viết Vinatech cung cấp các kiến thức liên quan đến quản lý siêu thị mini hiệu quả dành cho các chủ cửa hàng, siêu thị tạp hóa có thể áp dụng trực tiếp vào mô hình kinh doanh của mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xem thêm:
- Quản lý là gì? Lãnh đạo là gì? 10 kỹ năng của người quản lý giỏi
- Cách quản lý cửa hàng tạp hóa
Quản lý siêu thị mini hiểu thế nào?
Quản lý siêu thị mini hay cửa hàng bán lẻ được hiểu là một công việc quản lý từ nhiều vị trí giúp cho hệ thống hoạt động kinh doanh đó luôn được kiểm soát tránh các rủi ro không cần thiết. Trong một mô hình kinh doanh việc quản lý nói chung được mô tả thay cho nhiều vị trí cùng vận hành tại một tổ chức bán lẻ.
Quản lý siêu thị hiểu như thế nào?
Có thể nói các vị trí quản lý siêu thị mini có thể là quản lý kho hàng, quản lý công nợ, quản lý bán hàng trực tiếp, quản lý bán hàng online, giám đốc siêu thị...Như vậy thể quản lý một siêu thị hiệu quả cần rất nhiều các khâu, vị trí kết hợp hiệu quả để mang lại hệ thống quản lý đầy đủ kịp thời nhất.
>>> Xem cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả tại đây
Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini
1. Đặt quy định chung
Bất cứ một tổ chức kinh doanh nào cũng cần phải có các điều luật, quy định chung để đưa doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp, đúng hướng. Các quy định này cần phải phù hợp với mô hình kinh doanh, đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề, doanh nghiệp.
Vì vậy một hệ thống cửa hàng, siêu thị của công ty hay cá thể bán lẻ cũng cần phải có các quy định chung từ đó sẽ có nội quy dành cho từng vị trí, chức vụ, phòng ban sao cho phù hợp nhất.
2. Quy định cho các hệ thống bán lẻ
Giống với quy định cho vị trí, công việc, phòng ban thì mỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ cũng cần phải có các quy định riêng cho trong bộ máy vận hành tại siêu thị. Mỗi trưởng cửa hàng, siêu thị hay người quản lý nên chủ động nghiên cứ để đưa ra các quy định, quy trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế mà mỗi siêu thị có
3. Đào tạo nhân sự chất lượng
Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đánh giá của khách hàng với toàn bộ siêu thị, cửa hàng. Vì vậy việc đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, thu ngân, quản lý là vô cùng quan trọng với bất cứ doanh nghiệp bán lẻ nào.
Đào tạo nhân viên tiếp thụ hiệu quả
Một hệ thống nhân viên có chuyên môn, thái độ tích cực sẽ ảnh hưởng và mang đến hiệu quả rất lớn trực tiếp tới khách hàng tới mua sắm. Vì vậy từ hệ thống nhân viên đến cấp quản lý cũng cần được đào tạo cơ bản, nâng cao để mang lại một cửa hàng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết bất cứ tình huống nào.
>>> Gợi ý cho bạn: Cách quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả
4. Phân tích dữ liệu định kỳ
Công việc phân tích hiệu quả dữ liệu kinh doanh được các cấp quản lý đảm đương, đây là vấn đề nhiều cửa hàng, siêu thị bỏ qua đặc biệt là các cửa hàng độc lập, nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc phân tích định kỳ không chỉ giúp bạn thống kê được hiệu quả kinh doanh mà còn hạn chế các rủi ro ngay khi phát sinh.
- Quản lý siêu thị: nghiên cứu hàng hóa, tối ưu vốn, hạn chế hàng cận date, đổi trả, khuyến mại, luân chuyển.
- Quản lý công nợ: chính sách công nợ từ các nhà cung cấp, đầu mối, tối ưu dòng tiền, kết hợp với bộ phận thu mua.
- Quản lý ngành hàng: nghiên cứu các chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu mua sắm, so sánh giá thành với đối thủ, khảo sát ý kiến khách hàng.
- Quản lý chung: tối ưu các chính sách về công nợ, khách hàng, dòng tiền, hàng hóa của hệ thống siêu thị, cửa hàng đưa ra biện pháp cần thiết thích hợp kịp thời, xử lý tình huống hợp lý nhanh chóng.
5. Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Để quản lý siêu thị mini, cửa hàng thì bắt buộc phải sử dụng hệ thống phần mềm quản lý để tối ưu chi phí cũng như hiệu quả quản lý ở mỗi cấp bậc. Không chỉ mang lại hiệu quả cao mà các phần mềm giúp bạn hạn chế các sai sót khi tinh toán, quản lý bằng tay.
Chức năng trong phần mềm quản lý bán hàng trong việc phân tích dữ liệu chính là điều tạo sự khác biệt giữa các mô hình siêu thị quy mô lớn với các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa truyền thống hiện nay.
Trên đây là những lưu ý bạn cần thực hiện khi tiến hành quản lý siêu thị mini, cửa hàng. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của cửa hàng mà bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với loại hình kinh doanh của mình.
Vinatech chúc bạn quản lý hiệu quả và phát triển siêu thị. Đừng quên chia sẻ bài viết đến những người đang gặp khó khăn trong việc quản lý giống như bạn nhé!
Ngày đăng: 22/5/2020
Người đăng: Vinatech - ntc
Để lại Comment tại đây
Các tin khác
- Thực hư cách đi qua cửa từ không bị kêu???
- Vinatech cung cấp kệ sắt v lỗ tại Phú Thọ chất lượng BH 12 tháng
- Bảng giá kệ siêu thị tại Vũng Tàu chất lượng mới nhất 2021
- Kệ siêu thị tại Đắk Nông Vinatech cung cấp chất lượng tốt nhất
- THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH RÚT THĂM TRÚNG THƯỞNG THẬP KỶ ĐỒNG HÀNH - NGHÌN QUÀ TRI ÂN
- Quy trình nhập kho hàng mới nhất tiêu chuẩn quốc tế
- Bảng báo giá kệ kho hàng tại Điện Biên của Vinatech
- Báo giá kệ sắt v lỗ tại Hà Nội giá rẻ tại xưởng Vinatech 2021
- Điểm qua những mẫu kệ sắt treo quần áo đẹp nhất 2021
- Kệ kho ngành dược phẩm giải pháp bảo quản hàng an toàn, hiệu quả