Cách làm phim hoạt hình doremon
Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới là một nhu cầu cấp thiết, cũng không hề ngạc nhiên khi câu hỏi này thường xuyên được nhắc đến vì chưa có nhiều trường lớp, cơ sở đào tạo, dạy nghề làm phim hoạt hình, khiến các bạn trẻ dù muốn vào nghề, cũng không biết bắt đầu từ đâu.
Tất nhiên, để trả lời câu hỏi này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Mình sẽ giới thiệu sơ qua trong bài viết này, để với những bạn quan tâm đến làm phim hoạt hình có một cái nhìn tổng thể và khái quát nhất.
Vì là một cẩm nang trọn bộ cho người mới học làm phim hoạt hình, nên mình muốn cung cấp đầy đủ thông tin nhất có thể. Vậy nên, hãy lưu bài viết này vào đâu đó và tìm hiểu dần trong quá trình học.
Nộí dung chính của bài viẽt sẽ bao gồm những đề mục sau:
* Hoạt hình là gì?
* Tại sao nên theo học làm phim hoạt hình?
* Học làm phim hoạt hình thể loại gì?
* Học làm phim hoạt hình cần những kỹ năng gì?
* Học làm phim hoạt hình cần sử dụng phần mềm gì?
* Tài liệu học làm phim hoạt hình cần phải có?
* Học làm phim hoạt hình ở đâu?
1. HOẠT HÌNH LÀ GÌ?
Bước đầu tiên trước khi bắt đầu tìm hiểu về học làm phim hoạt hình, cũng vẫn sẽ là một bước rất cơ bản trước khi bắt đầu bất kỳ điều gì: hiểu rõ khái niệm.
Nếu bạn nào đã tự tin với hiểu biết của mình về khái niệm hoạt hình là gì, hãy kéo tiếp xuống những phần phía dưới. Còn nếu chưa biết, mình sẽ giới thiệu qua ở đây khái niệm và định nghĩa hoạt hình, để mọi người có thể hiểu thêm và có một cái nhìn tổng quát.
Định nghĩa hoạt hình
Mọi người thường có một cách hiểu khá là đơn giản về hoạt hình: đó là hình ảnh chuyển động. Tuy cách hiểu này không sai, nhưng không thể là một định nghĩa đầy đủ về hoạt hình.
Trong tiếng Anh, hoạt hình bắt nguồn từ animate có nghĩa là tạo ra sự sống. Nghe thì có vẻ như là làm quá lên, nhưng thật đúng là như vậy. Hoạt hình hoạt hình có nghĩa là nghệ thuật tạo ra sự sống cho những vật vô tri vô giác, bằng bất cứ cách thứ nào mà người làm hoạt hình có thể sáng tạo được. Mời bạn đọc bài viết Hoạt hình Cartoon là gì để nắm thêm chi tiết về hoạt hình.
Bởi vậy mà Walt Disney ông tổ của nền công nghiệp hoạt hình đương đại, đã xuất bản cuốn sách The Illusion Of Life (Ảo Giác Của Sự Sống) để nói về những kỹ thuật làm phim hoạt hình.
Cơ chế của hoạt hình
Về lý thuyết, cơ chế tạo chuyển động của hoạt hình khá giống với phim điện ảnh, truyền hình, ở việc chuyển động được tạo thành bằng nhiều hình ảnh khác nhau, được nối tiếp thành một chuỗi hình ảnh.
Những hình ảnh ấy sẽ tạo thành ảo ảnh về thị giác về chuyển động, khi nó được xâu chuỗi trong một khoảng thời gian nhất định (24 hình trong vòng 1 giây).
Tuy nhiên, khác với điện ảnh, những chuyển động hình ảnh của hoạt hình không được tạo thành từ nhiếp ảnh (photography), mà từ nhiều những phương thức khác nhau.
2. TẠI SAO NÊN THEO HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH?
Trong cuốn sách bán cực chạy của mình năm 2008 (với tiêu đề Start With Why), Simon Sinek đưa ra một lời khuyên cực kì hữu ích cho bất kì ai trước khi bắt đầu làm một việc gì: luôn luôn bắt đầu bằng câu hỏi TẠI SAO?
Điều này cũng hoàn toàn đúng khi áp dụng vào trường hợp các bạn đang muốn tìm lối đi cho mình trong lĩnh vực hoạt hình. Nếu bạn cảm thấy mình muốn theo học hoạt hình, và theo đuổi nghề làm hoạt hình, hãy tự làm rõ lý do tại sao đằng sau mong muốn đó.
Vậy những lý do nên theo đuổi lĩnh vực hoạt hình / hoạt hình là gì?
Nếu so với những công việc gò bó, nhàm chán, lặp đi lặp lại, thì làm phim hoạt hình là cực kì nhiều niềm vui. Không chỉ mang đến những trải nghiệm cho người xem, mà còn tạo ra những trải nghiệm cho chính mình.
Và một yếu tố khác không thể không cân nhắc: đó là mức thu nhập trung bình trong lĩnh vực hoạt hình ở mức khá tốt.
3. HỌC HOẠT HÌNH THỂ LOẠI GÌ?
Nếu bạn đã cảm thấy khá là chắc chắn với mong muốn theo học hoạt hình, thì tiếp theo cần phải xác định được, học hoạt hình theo thể loại gì?
Hiện nay, có những thể loại hoạt hình phổ biến, có thể là những sự lựa chọn cho bạn cân nhắc. Ở đây, sẽ giới thiệu sơ qua về một số thể loại hoạt hình chính.
Hoạt hình 2D
Nếu như khái niệm hoạt hình đã rộng, thì khái niệm hoạt hình 2D cũng chưa hoàn toàn đã là cụ thể hơn. Bản thân hoạt hình 2D đã bao gồm nhiều thể loại hoạt hình nhánh, với những cách thể hiện khác nhau. Tất cả những thể loại hoạt hình 2D đều có điểm chung là những hình ảnh, hình vẽ tạo ra trên một mặt phẳng.
Tuy nhiên, để dễ hiểu nhất, cũng như phù hợp với xu thế hoạt hình ngày nay, khái niệm hoạt hình 2D thường được chỉ những thể loại hoạt hình sử dụng công nghệ digital 2D, với những phần mềm như Cartoon Animator, Crazytalk Animator, Flash, ToonBoom, Moho, vân vân.
Để có cái nhìn rõ nét nhất về hoạt hình 2D bạn có thể tham khảo một số phim hoạt hình được làm bằng Cartoon Animator 4 và Crazytalk Animator 3 dưới đây:
Hoạt hình 3D
Hoạt hình 3D, là thể loại hoạt hình dùng các công nghệ render 3D cho việc tạo hình và tạo chuyển động. Phong cách hoạt hình 3D phát triển mạnh trong những thập kỉ gần đây, đặc biệt từ sự thành công của phim hoạt hình Toy Story của hãng Pixar.
Motion Graphics
Bản thân motion graphics không phát triển từ nghệ thuật hoạt hình, mà từ thiết kế đồ họa (graphic design), với những phần mềm tạo chuyển động cho graphic như Adobe After Effects.
Thể loại Motion Graphics rất phổ biến những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, thương mại, quảng cáo, nhờ sự gọn gàng, cơ bản mà nó mang lại. Đặc biệt, những dự án hoạt hình theo phong cách Motion Graphic hay được áp dụng làm explainer video, infographic, (ví dụ như các YouTube channel kiểu kurzgesagt hay Ted-ed). Bên cạnh đó, còn là các video giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm.
Mời các bạn video clip Explainer được thực hiện Cartoon Animator 4:
Với những bạn mới tiếp cận, việc phân biệt rõ hoạt hình và motion graphics là rất quan trọng, để tránh sử dụng những khái niệm đó không đúng cách và gây nhầm lẫn.
Các thể loại khác
Mặc dù kém phổ biến hơn, nhưng cũng không thể không nhắc đến những thể loại hoạt hình khác mà các bạn mới học hoạt hình nên cân nhắc, đó là thể loại hoạt hình vẽ tay truyền thống hay stop-motion.
Nhưng đừng vì thấy những loại hình hoạt hình này ít phổ biến mà vội coi thường nhé! Stop-motion và traditional hoạt hình cũng là một trong những thể loại hoạt hình giàu tính nghệ thuật nhất đó!
4. CÁC VỊ TRÍ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM PHIM HOẠT HÌNH?
Animator
Animator dịch ra tiếng Việt, có thể hiểu là diễn hoạt viên, hoạt họa viên, hoặc họa sĩ hoạt hình. Mặc dù không có tên tiếng Việt nào hoàn toàn sát nghĩa, hãy hiểu nôm na animator là những người nghệ sĩ tạo ra sự sống cho hình ảnh.
Bản thân khái niệm animator cũng khá là rộng, tùy thuộc vào phong cách hoạt hình mà bạn muốn theo đuổi. Nếu như bạn muốn học hoạt hình 2D, thì công việc animator chủ yếu sẽ là tạo hình chuyển động theo từng khung hình (frame by frame) hay tạo chuyển động cho con rối (rigging). Ngoài ra, công việc của các animator 3D sẽ là tạo chuyển động cho mô hình bằng keyframe.
Background artist
Background artist là họa sĩ bối cảnh. Họ là những người tạo ra bối cảnh, phông nền, cảnh vật cho câu chuyện hoạt hình.
Vai trò của background artist có lẽ là cũng không hề thua kém các animators, khi họ cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất phim hoạt hình.
Tương tự như làm animator, công việc của một background artist cũng sẽ có những sự khác nhau rất đáng chú ý, tùy thuộc vào thể loại hoạt hình mà người học hoạt hình muốn hướng tới.
Nếu như bạn muốn theo đuổi hoạt hình 2D, thì công việc của một background artist chủ yếu sẽ là vẽ. Đây chắc chắn là một công việc trong mơ cho các bạn trẻ mê vẽ, vì sẽ được vẽ suốt ngày.
Có lẽ cũng chính vì thế, mà vị trí background artist ở các studio hoạt hình 2D thường là điểm đến của các họa sĩ vẽ minh họa, hoặc các họa sĩ vẽ phong cảnh.
Art director
Thiết kế, tạo hình nhân vật hay còn gọi là character design, thường là công việc của các art directors, những người đã nắm rất vững về thiết kế, mỹ thuật, và rành rọt về nhiều phong cách hoạt hình khác nhau.
Với mỗi dự án, mà các art director sẽ cần phải tạo hình theo những phong cách khác nhau, có thể là từ cartoon, cho đến chibi, anime. Vì thế mà làm thiết kế nhân vật yêu cầu kỹ năng vẽ rất nhiều.
Biên kịch & Storyboard artist
Nếu như bạn cảm thấy yêu thích làm hoạt hình, vì những câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút, thì cũng có thể học hoạt hình để làm vị trí biên kịch, hay storyboard artist.
Những bạn học hoạt hình ở vị trí biên kịch (screenwriter) hay storyboard artist cần phải có tư duy rất tốt về kể chuyện, và điện ảnh (đặc biệt ở vị trí storyboard artist, để bạn có thể thiết kế các cảnh quay, góc máy, và mạch phim phù hợp).
Hậu kì
Làm hậu kì (post-production) cho phim hoạt hình, yêu cầu các bạn học hoạt hình phải có hiểu biết về editing, dựng phim và điện ảnh. Vị trí này khá là linh hoạt, vì có thể áp dụng những kiến thức từ công việc hậu kì cho phim điện ảnh.
5. HỌC HOẠT HÌNH CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?
Bên cạnh những yêu cầu cơ bản cho công việc animator, theo đuổi nghề hoạt hình nói chung cũng yêu cầu thêm một số những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà Vehoathinhcartoon.com sẽ giới thiệu qua ở đây:
Mỹ thuật căn bản
Biết vẽ người, vẽ phong cảnh 1 cách căn bản sẽ giúp bạn vẽ được nhân vật và các hiệu ứng đặc biệt một cách đáng tin khi làm cho các hình vẽ chuyển động trong không gian (bất kể 2D, 3D, hay phong cách hoạt hình đơn giản cho tới phức tạp).
12 nguyên tắc hoạt hình
Nguyên lý thứ 1 trong 12 nguyên lý hoạt hình Squash and Stretch
12 nguyên tắc hoạt hình được Walt Disney tổng hợp từ kinh nghiệm của mình vào đầu thế kỷ thứ 20, tuy nhiên cho tới nay nó vẫn là nền móng cực kỳ vững chắc trong lĩnh vực hoạt hình. Cũng chính vì thế, việc nắm vững 12 nguyên tắc hoạt hình cũng là một bước không thể thiếu trong quá trình học hoạt hình.
Ngoài ra, có một số bài viết học thuật về 12 nguyên tắc hoạt hình, rất hữu dụng cho các bạn animator mới vào nghề có thể tham khảo và cải thiện:
12 định luật hoạt hình của Walt Disney phần 1
12 định luật hoạt hình của Walt Disney phần 2
Kiến thức điện ảnh
Về cơ bản, hoạt hình chính là điện ảnh, là một chất liệu, không phải thể loại, và nó phải đáp ứng được những nguyên lý tối thiểu cần có của điện ảnh như kỹ thuật kể chuyện, xử lý máy quay, bố cục, ánh sáng, và ý nghĩa của những thứ như vậy trong kể chuyện bằng điện ảnh.
Đây cũng là những kỹ năng quan trọng nhất cho các bạn mới học hoạt hình, vì những kiến thức đó sẽ phục vụ cho bạn khi làm storyboard và animatic, và đạo diễn.
Kỹ năng sử dụng máy tính
Thời buổi ngày nay, tất cả hoạt hình đều được sản xuất bằng máy tính, kể cả những bộ phim được làm bằng phương pháp vẽ trên giấy truyền thống hay stop motion. Kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính cơ bản là đương nhiên phải có để bạn có thể dễ dàng học/tự học các phần mềm hỗ trợ cho quy trình sản xuất hoạt hình khác nhau.
Kỹ năng viết lách
Đây là kỹ năng dành cho biên kịch, người sáng tạo nên các câu chuyện. Nếu đây là hướng đi mà bạn đang muốn theo đuổi, bạn có thể tự tìm hiểu và học cách viết và trình bày một kịch bản điện ảnh (screenplay), nhưng quan trọng nhất vẫn là những nguyên lý và cấu trúc căn bản của một câu chuyện, cái gì làm nên một câu chuyện cuốn hút, nhân vật thế nào thì hay, vân vân. Kỹ năng viết và sáng tạo cốt truyện, tình huống là một kỹ năng quan trọng trong bài viết Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới này mà bạn cần nghiêm túc học tập.
Và đặc biệt nhất là nên học cách đọc kịch bản phim, cả hoạt hình và phim người đóng, ở tất cả các thể loại từ hài cho tới tâm lý, hành động, vân vân. Những kho kịch bản phim quốc tế như The Internet Movie Script Database là nguồn tài nguyên có thể nói là cực kỹ hữu ích cho những người làm biên kịch.
Tính kiên nhẫn
Làm được một phút phim hoạt hình có chất lượng cao cũng có thể mất vài tuần là chuyện quá bình thường. Vậy nên, làm phim hoạt hình chắc chắn không phải là một ngành nghề mà có thể làm nhanh, ra ngay sản phẩm, mà đòi hỏi ở các animator cần phải có tính nhẫn nại, kiên trì theo đuổi một dự án hoạt hình dài hơi.
Lịch sử điện ảnh, hoạt hình, nghệ thuật
Cách duy nhất để có thể làm được những sản phẩm mới là nhìn vào quá khứ để học từ những người đi trước, giống như bất cứ ngành nghề nào khác. Không chỉ đơn giản là học những cái tinh túy, cái đã được đúc kết thành cơ bản, mà còn học cả từ những cái chưa hay, chưa tốt mà các bậc thầy từng vấp phải, để có thể rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Đó là cách hay nhất mà trong bài viết Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới muốn gửi gắm đến bạn.
Nhưng quan trọng hơn hết, học lịch sử để học cách tôn trọng cái công việc mình đang làm ở thời điểm hiện tại, để biết là ngày nay chúng ta có được những điều kiện thuận lợi, kiến thức đuề huề do người đi trước để lại và phát triển sẵn. Tránh việc học qua loa rồi làm ra những sản phẩm hời hợt, chất lượng trớt quớt.
6. HỌC HOẠT HÌNH CẦN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GÌ?
Như mình đã chia sẻ ở trên, trong việc học hoạt hình, thì quan trọng nhất, phải coi phần mềm như công cụ sản xuất. Công cụ chỉ là công cụ. Sản phẩm mình làm ra với nó ra làm sao mới là quan trọng nhất.
Để xác định được những phần mềm công cụ cho quá trình học hoạt hình của bạn, cần phải đi từ việc bạn chọn phong cách hoạt hình nào để theo đuổi. Ở đây, mình sẽ giới thiệu qua một số phần mềm chính.
Hoạt hình 2D
Với hoạt hình 2D, những phần mềm thường được sử dụng hiện nay gồm có:
Cartoon Animator
Crazytalk Animator
Moho (Anime Studio) Pro
ToonBoom Harmony
CelAction 2D
Stop Motion Studio
FlipBook
Synfig
Hầu như tất cả những phần mềm này đều mất phí mua bản quyền, và thường là không hề rẻ. Tuy nhiên, nếu thật sự nghiêm túc với việc học hoạt hình và theo đuổi nghề này, thì đầu tư một chút ban đầu là không hề thừa thãi. Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới sẽ cung cấp cho bạn các phần mềm làm phim hoạt hình nổi tiếng và thông dụng nhất để bạn lựa chọn.
Trong đó Cartoon Animator và Crazytalk Animator vẫn là hai phần mềm làm phim hoạt hình có mức phí rẻ nhất và dễ sử dụng nhất cho người mới bắt đầu.
Hoạt hình 3D
Với hoạt hình hoạt hình 3D, những phần mềm thông dụng hiện nay gồm có:
Blender
Cinema4D
Maya
3DS Max
MotionBuilder
Mixamo
7. TÀI LIỆU HỌC HOẠT HÌNH CẦN PHẢI CÓ?
Để theo đuổi học hoạt hình, như đã đề cập từ đầu bài viết, bạn phải có đam mê. Và nếu như bạn đã có sẵn đam mê, bạn cũng đã tự trang bị cho mình một công cụ mạnh nhất, ở bất kì ngành nghề nào: đó là khả năng tự học, tự tìm hiểu.
Các trang web thông tin
Việc cập nhật những xu hướng, thông tin mới nhất, tiếp cận với những quan điểm của chuyên gia, cộng đồng là không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề nào, kẻ cả hoạt hình.
Để có một cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về lĩnh vực hoạt hình trên thế giới, có một số website sau đây mà Vehoathinhcartoon muốn gợi ý cho các bạn. Đây đều là những website thông tin lớn và uy tín nhất trong lĩnh vực hoạt hình.
Tuy nhiên, chỉ có một lưu ý duy nhất, đó đều là những trang web nước ngoài có nội dung bằng tiếng Anh, có lẽ sẽ gây đôi chút trở ngại cho bạn trẻ nào không giỏi ngoại ngữ.
Vehoathinhcartoon.com
CartoonBrew.com
AnimationMagazine.net
AWN.com
8. HỌC HOẠT HÌNH CẦN NHỮNG TRANG BỊ GÌ?
Để theo đuổi một lĩnh vực đặc biệt như hoạt hình, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho mình những trang thiết bị cần thiết, làm công cụ hỗ trợ cho quá trình học cũng như thực hiện các sản phẩm hoạt hình.
Ở mục này, Vehoathinhcartoon sẽ giới thiệu qua những công cụ cần thiết để những người theo học hoạt hình có sự chuẩn bị tốt nhất.
Giấy và bút
Như có đề cập ở trên, việc theo đuổi học hoạt hình cần có kỹ năng vẽ tốt, đặc biệt ở hai vị trí background artists và animators. Vậy nên, hãy trang bị cho mình giấy và bút để có thể tự luyện tập và nâng cao kỹ năng vẽ của bản thân.
Đặc biệt, hãy thử sức với một cuốn Sketch Journal (hoặc Visual Diary) một cuốn sổ vẽ mang theo người, để có thể dễ dàng luyện vẽ ở bất cứ đâu.
Máy tính có thông số đồ họa tốt
Với việc lĩnh vực hoạt hình ngày nay hầu như hoàn toàn là làm việc trên máy tính, nên các bạn muốn học hoạt hình và theo đuổi lĩnh vực này nên đầu tư thiết kế cho mình một máy tính thật khủng để làm việc nhé. Hơn nữa nếu các bạn có một máy tính cấu hình trung bình, bạn có thể sử dụng phần mềm Cartoon Animator và Crazytalk Animator để làm phim hoạt hình.
Đặc biệt là ở những thông số đồ họa, vì làm hoạt hình chủ yếu sẽ yêu cầu nhiều về phần hình ảnh. Làm việc bằng laptop sẽ rất tiện lợi vì có thể mang đi bất cứ đâu, nhưng một máy tính để bàn (có card đồ họa rời) sẽ rất tiện lợi cho việc nâng cấp về sau này. Bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ nhé.
Bảng vẽ điện tử Wacom
Để làm việc với hoạt hình hoạt hình 2D, thì bảng vẽ điện tử là một công cụ có thể nói là không thể thiếu.
Việc sử dụng bảng vẽ không chỉ giúp chất lượng hình ảnh của tranh được tăng cao, mà còn giúp người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa và thao tác thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, còn là sự tiện lợi khi phối hợp với các đơn vị khác trong quá trình sản xuất.
Vì vậy, hãy lựa chọn thật kỹ một bảng vẽ phù hợp với mình để đảm bảo chất lượng công việc.
9. HỌC HOẠT HÌNH Ở ĐÂU?
Trong mục này, Vehoathinhcartoon sẽ giới thiệu cho các bạn một vài phương hướng theo học hoạt hình.
A. Tự học online
Tự học online trên mạng có lẽ là phương án vừa khả thi, vừa kinh tế nhất với bối cảnh hiện tại ở Việt Nam. Ở Vehoathinhcartoon.com có đầy đủ các tài liệu học tập về các phương pháp vẽ, làm phim hoạt hình liên tục được cập nhật dành cho các bạn. Hơn nữa, Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới cần nhiều các tutorial để bạn luyện tập theo và đều có trên website này nhé.
Không những vậy, kỹ năng tự học cũng hết sức là cần thiết với bất kỳ ngành nghề nào. Việc tự rèn luyện được cho mình kỹ năng tự học sẽ giúp những người đam mê theo đuổi bộ môn hoạt hình có thể dễ dàng cập nhật và thích nghi với những thay đổi trong lĩnh vực.
Google search
Google search chắc chắn là một công cụ tìm kiếm cực kì hữu hiệu, và sẽ hỗ trợ bạn với bất kỳ vướng mắc nào. Học cách tìm kiếm trên Google sao cho hiệu quả là một kỹ năng rất cần nắm vững.
Tham gia các cộng đồng
Bên cạnh đó, hãy tham gia các group, forum về hoạt hình, để có thể giao lưu, đặt câu hỏi với những đồng nghiệp trong nghề. Việc tham gia trao đổi, thảo luận về chuyên môn sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tự học đó.
Mời các bạn tham gia nhóm trao đổi, học tập và làm phim hoạt hình bằng Cartoon Animator và Crazytalk Animator tại:
Fanpage Cộng đồng Cartoon Animator
Group Cộng đồng Cartoon Animator
Group Crazytalk Animator
Tìm hiể về Cartoon Animator và Crazytalk Animator
Tuy nhiên, đừng hạn chế với những lựa chọn này nhé, hãy chủ động tìm kiếm các cộng đồng hoạt hình cho riêng mình, đặc biệt nếu bạn theo đuổi hoạt hình 2D.
Tutorial videos
Các YouTube channel chuyên sản xuất tutorial videos cũng là một nguồn tư liệu quý giá cho các bạn học hoạt hình, đặc biệt trong quá trình thực hiện các dự án. Những video dạng này thường giải đáp các vấn đề, thắc mắc mang tính rất cụ thể với phần mềm sản xuất hoạt hình mà bạn lựa chọn. Đây là một trong những Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới vô cùng hiệu quả.
Các khóa hoạt hình học online
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chủ động tìm đến các khóa học online tại các trang web quốc tế như Skillshare.com hay Lynda.com. Đây là những nền tảng cung cấp các khóa học online rất lớn và uy tín đó các bạn. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ, đó là những trang web này đều mất phí và hướng dẫn bằng TIẾNG ANH!
Khóa Học Crazytalk Animator 3 từ cơ bản đến nâng caoHoặc, để đi chuyên sâu hơn về hoạt hình, nhất là cách làm phim hoạt hình từ cơ bản đến nâng cao bằng phần mềm Crazytlak Animator và Cartoon Animator các bạn có thể tham khảo khóa học tại Vehoathinhcartoon.com tất cả các khóa học đều bằng tiếng Việt và được hướng dẫn rất cụ thể và dễ hiểu.
E. Đi du học
Với những bạn có điều kiện tài chính để đi du học, thì tìm đến những trường đại học ở nước ngoài chắc chắn sẽ là hướng đi tốt nhất để được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học tại Mỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản, v..v.. có những khóa học hoạt hình rất uy tín. Đầu vào của các trường đại học nước ngoài cũng thường có yêu cầu khá cao, từ nền tảng tốt từ mỹ thuật, thiết kế, cho tới khả năng sử dụng ngoại ngữ trôi chảy.
Mình cũng biết rất nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam từng được đào tạo ở nước ngoài, nay về nước và làm nên điều khác biệt.
Tuy nhiên, đi du học là một quyết định rất lớn, nên bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định nhé!
10. KẾT: BẠN CÓ ĐỦ ĐAM MÊ?
Ở trên mình đã nói qua những lý do khách quan tại sao nên học hoạt hình rồi, giờ quay trở lại lý do chủ quan với một vấn đề xưa như Trái Đất: bạn có đủ đam mê để theo đuổi nghề hoạt hình?
Cũng giống như những ngành nghề khác thôi, để theo đuổi được một nghề nào, cần phải có ít nhiều sự đam mê cho ngành nghề đó. Nếu không, thì sẽ rất khó có cơ hội để phát triển, thăng tiến và thành công.
Đặc biệt là với những ngành nghề nghệ thuật, sáng tạo, thì yêu cầu đòi hỏi về đam mê là một yêu cầu thiết yếu. Và hoạt hình không phải là ngoại lệ.
Tất nhiên, những yếu tố khách quan ít nhiều đều có sức ảnh hưởng. Thế nhưng nếu nhìn Walt Disney và những người tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình tại phương Tây vào những thập niên 20, 30 thế kỷ trước, thì sẽ thấy những yếu tố chủ quan, cụ thể là niềm đam mê theo đuổi, mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công. Thời điểm đó trong lịch sử, đã làm gì có hoạt hình? Không những vậy, nhiều người còn đặt nhiều nghi vấn, ngờ vực cho một lĩnh vực mới.
Thích xem phim hoạt hình, có lẽ không phải bàn tới, cũng có thể ngầm hiểu là một bước khởi đầu cần thiết. Thế nhưng, khoảng cách giữa thích xem và thích làm là hai khái niệm cực kì khác nhau nhé mọi người. Thích xem phim hoạt hình chưa chắc đã chịu nổi nhiệt khi phải bắt tay vào sản xuất.
Vậy nên, trước khi theo đuổi học hoạt hình, bạn hãy đọc bài viết Hướng dẫn học làm phim hoạt hình cho người mới này và hãy tự nhìn nhận và đánh giá xem bản thân mình có đủ yêu thích, đam mê theo đuổi không? Bởi đó mới là động lực thúc đẩy bạn phát triển trên con đường này. Đừng vì những hào hứng nhất thời mà đánh đổi nhiều năm tuổi trẻ bạn nhé.
Sau khi đã tìm hiểu hết tất cả những lời khuyên tuyệt vời trên đây, nếu muốn nghiêm túc tham gia vào lĩnh vực phim hoạt hình và tạo cho mình một thu nhập cao đều đặn thì bạn hãy tham khảo bài viết chuyên sâu 7 Mẹo để phát triển thành công kênh Youtube này.
Dù đang trên đà phát triển, vẫn còn khá là mới mẻ và cần được khai phá. Vậy nên, nếu bạn quyết định theo học hoạt hình và có đam mê cháy bỏng với lĩnh vực hoạt hình, hãy tự vỗ vào vai mình một cái, lấy tinh thần nhé!
Chúc các bạn thành công!