Mẹo giúp trẻ sơ sinh hết quấy khóc
Khóc đêm là một hiện tượng thường xảy ra với trẻ sơ sinh, tình trạng này khiến cả mẹ và bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Cha mẹ hãy áp dụng các mẹo chữa trẻ khóc đêm trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hiện tượng khóc đêm ở trẻ sơ sinh
Khóc đêm là một hiện tượng thường xảy ra với những đứa trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết trẻ đều thức dậy vào ban đêm nên mẹ phải dỗ cho bé ngủ lại. Tình trạng trẻ sơ sinh quấy hay khóc đêm không chịu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên, nhưng chưa hết hoàn toàn. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc trẻ thức đêm là bình thường. Trong đó, 66% trẻ 6 tháng tuổi vẫn thức giấc ban đêm ít nhất một hoặc hai lần mỗi tuần và những bé còn lại thức dậy thường xuyên hơn.
Trẻ sơ sinh thường bắt đầu khóc về đêm, khó chịu, hay trằn trọc, ngủ không yên hoặc cũng có trường hợp bé đang ngủ thì giật mình tỉnh dậy và khóc thét lên. Có trường hợp bé sẽ khóc từng đợt hoặc khóc cả đêm, khiến cả mẹ và bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
Các mẹo chữa trẻ khóc đêm
Trong khoảng thời gian từ khi bé mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc, đa phần sẽ khóc về đêm khiến cho ba mẹ lo lắng. Việc em bé khóc trong giai đoạn này được coi như dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé trong những tháng đầu sau khi sinh ra và làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ và cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề em bé khóc do bệnh lý. Do đó, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế về tình trạng của trẻ để có cách chữa trẻ khóc đêm hiệu quả.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm
Trẻ sơ sinh vẫn đang học cách thể hiện cảm xúc, nhu cầu của bản thân và khóc chính là cách giao tiếp duy nhất mà trẻ có thể làm. Các nguyên nhân khiến bé khóc đêm khá đơn giản, chẳng hạn như:
Tã bẩn
Đây là lý do phổ biến nhất mà ông bố, bà mẹ nào cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bé bắt đầu cất tiếng khóc giữa đêm. Trẻ sẽ khó để ngủ ngon với một chiếc tã bẩn kèm theo cảm giác ẩm ướt. Vì vậy, bé chỉ có thể nói cho bạn biết rằng mình cần thay tã thông qua việc khóc.
Đói bụng
Bụng của trẻ sơ sinh không thể chứa quá nhiều chất lỏng trong cùng một thời điểm nên bé sẽ bị đói thường xuyên, từ đó khiến nhu cầu cần được cho ăn tăng lên. Nếu cha mẹ nhận thấy con khóc giữa đêm, rất có thể đó là do bé đói bụng đấy.
Nhiệt độ
Trong khi ngủ, bé có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh và cần sự giúp đỡ của người lớn. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, trẻ sẽ trở nên khó chịu và bật khóc. Một mẹo nhỏ dành cho phụ huynh là đừng cho bé mặc quá nhiều lớp áo quần nếu trời không lạnh lắm, vì điều này có thể khiến con trở nên khó chịu.
Trẻ gặp ác mộng
Các bé có thể thức dậy giữa đêm và bắt đầu la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là do vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
Bị đau và khó chịu khi mọc răng
Khi trẻ sơ sinh được 5 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng và đến giai đoạn được hai tuổi răng sẽ mọc đủ. Bé khóc đêm có thể do cảm giác bị đau hay khó chịu khi mọc răng. Cha mẹ hãy để ý đến phần gò má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có sốt nhẹ thì lúc đó bé đang trong giai đoạn mọc răng đấy.
Khi thấy con khóc đêm nhiều do mọc răng thì cha mẹ nên dùng biện pháp chườm lạnh cho con để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Đến lúc răng bé mọc dài ra, hết đau thì giấc ngủ bé sẽ về trạng thái cũ.
Cần sự chú ý
Đôi khi, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm đến từ việc bé cảm thấy thiếu an toàn và cần đến sự âu yếm của bố mẹ để biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh. Trong trường hợp này, những cái ôm hoặc lời ru có thể giúp ích được khá nhiều đấy.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm còn do quá kích thích do đùa giỡn ban ngày hoặc rối loạn giấc ngủ, bị bệnh hay côn trùng đốt
Các mẹo chữa trẻ khóc đêm
Xem thêm: Mách bạn những cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả
3. Một số mẹo chữa trẻ khóc đêm
Âu yếm, tiếp xúc da của mẹ với da của bé
Việc tiếp xúc với làn da ấm áp của mẹ có thể làm dịu cơn quấy khóc của trẻ. Cách trị bé khóc đêm này giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, hormone gây căng thẳng, kích thích giải phóng oxytocin hormone tình yêu và tăng liên kết giữa mẹ và bé.
Bế con lên
Khi trẻ bắt đầu khóc đêm, cha mẹ hãy bế con lên và di chuyển qua lại để dỗ dành bé. Hoặc bạn cũng có thể đặt trẻ lên võng hoặc nôi để đung đưa, những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm dịu sự khó chịu của con và đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng.
Tạo ra âm thanh quen thuộc
Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Cha mẹ hãy tạo ra những âm thanh tương tự như khi trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé nhanh buồn ngủ. Đây là một mẹo trị trẻ khóc đêm mà cha mẹ nên áp dụng khi con quấy khóc.
Bọc con lại
Dẫu cho tử cung không phải là một nơi có nhiều không gian nhưng các bé đã quen với việc có thứ gì đó quấn quanh mình mọi lúc. Đây chính là lý do tại sao trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn khi được bao bọc bằng các tấm chăn. Vì vậy, bạn hãy thử quấn bé bằng 1 lớp chăn mỏng để giúp con duy trì giấc ngủ mà không bị gián đoạn nhé. Đây là một mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Cho bé sử dụng ti giả
Trẻ sơ sinh sinh ra có bản năng bú mút, do đó một núm vú giả sẽ vô cùng hiệu quả để cho bé nín khóc. Hãy áp dụng mẹo chữa trẻ khóc đêm này bởi núm vú giả có khả năng làm thỏa mãn những em bé có sở thích được ngậm ti mẹ.
Tuy nhiên, bé sẽ mất hứng thú và sự phụ thuộc vào núm vú khi được bảy tháng tuổi. Mặt khác, nếu bạn băn khoăn về việc ngậm ti giả có hại thì đừng lo lắng quá nhé, bởi các chuyên gia nói rằng hoạt động này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Massage cho trẻ
Trẻ sơ sinh rất thích sự tiếp xúc với da, nếu trẻ được massage thường xuyên sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Do đó massage cũng là một cách trị trẻ khóc đêm hữu hiệu đó. Để làm được thì mẹ hãy cởi quần áo cho con, xoa nắn tay, chân, lưng, ngực, và mặt của bé. Nếu con đau bụng, mẹ cũng có thể dùng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ.
Dỗ dành bằng lời nói
Cha mẹ hãy nói trực tiếp vào tai khi trẻ đang quấy khóc nửa đêm. Mẹo chữa trẻ khóc đêm này sẽ dịu xuống khi bé tập trung lắng nghe những tiếng nói của bạn. Bạn có thể nói hoặc kể chuyện với trẻ bằng giọng nhỏ nhẹ. Hãy nói đủ to để trẻ đang gào khóc vẫn nghe thấy được tiếng của bạn.
Chú ý nhiệt độ trong phòng
Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy lạnh hoặc nóng trong đêm nếu nhiệt độ thay đổi, vì vậy một trong những điều bạn cần kiểm tra là đảm bảo bé được che chắn đúng cách nhưng không bọc quá nhiều lớp trừ khi bạn sống ở vùng khí hậu rất lạnh.
Nếu bạn đã thử mọi cách trị trẻ khóc đêm nhưng vẫn không hiệu quả và trong khi ngủ kèm theo trạng thái không tỉnh táo, bú kém, thói quen ngủ thay đổi bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra các tình trạng bất thường và có phương pháp giải quyết hiệu quả.
Tổng hợp